Bốn người phụ nữ ảnh hưởng đặc biệt đến Mao Trạch Đông

Google News

Bốn người phụ nữ này đã có những ảnh hưởng rất quan trọng đến vị lãnh đạo nổi tiếng Trung Quốc Mao Trạch Đông.

Mẫu thân: Hiện thân của nữ giới Trung Hoa xưa
Mẹ của Mao Trạch Đông, mọi người thường gọi là Văn Thất Muội. Bà là một người đàn bà chuyên cần lao động, lương thiện hiền thục, phẩm đức cao thượng.
Năm 1867, bà sinh ra trong một gia đình bần nông xã Đường Gia, huyện Tương Hương, cách xã Thiều Sơn (làng quê của Mao Trạch Đông) hơn hai chục dặm.
Năm 18 tuổi, bà Văn Thất Muội lấy chồng là ông Mao Thuận Sinh, một chàng trai nông dân nghèo khổ của xã Thiều Sơn và trở thành một người vợ hiền, dâu thảo.
Năm 1893, bà sinh Mao Trạch Đông, sau đó lại sinh ra Mao Trạch Dân, Mao Trạch Đàm và còn nhận nuôi dưỡng một người con gái nuôi tên là Mao Trạch Kiện.
Đối với mẹ, Mao Trạch Đông chan chứa tình cảm. Sau khi mẹ từ trần không lâu, Mao Trạch Đông đã viết thư cho các bạn học, trong thư có viết: “Trên đời có 3 loại người: Làm thiệt người lợi mình; làm lợi mình không thiệt người; có thể thiệt mình, làm lợi người. Mẹ mình thuộc về loại người thứ ba!”.
Dương Khai Tuệ: Người yêu nhất đời của Mao Trạch Đông
Cuộc hôn nhân kết tóc xe tơ giữa Dương Khai Tuệ với Mao Trạch Đông là kết quả của tự do chọn lựa và tự do yêu đương của thanh niên trí thức, với sự ảnh hưởng của trào lưu tư tưởng mới của phong trào Ngũ tứ (4/5/1917). Dương Khai Tuệ, tên hiệu là Hà, tên tự là Vân Cẩm, sinh ngày 6/11/1901, tại xã Bản Thương, huyện Trường Sa, tỉnh Hồ Nam.
 Mao Trạch Đông và Dương Khai Tuệ.
Trung tuần tháng 10/1930, Dương Khai Tuệ bị bọn phản động Quốc dân đảng bắt giam trong nhà tù. Khi điều tra xét hỏi, viên sĩ quan quân đội Quốc dân đảng gợi ý: Nếu như Dương Khai Tuệ chỉ tuyên bố thoát ly quan hệ với Mao Trạch Đông, thì lập tức sẽ được trả lại tự do.
Nhưng, Dương Khai Tuệ nghiễm nhiên trả lời:
“Chết cũng không tiếc, chỉ mong cuộc cách mạng của Nhuận Chi (tên hiệu của Mao Trạch Đông) sớm thành công!”.
Dương Khai Tuệ đã kiên trung bất khuất anh dũng hy sinh trước mũi súng của tập đoàn phản động Quốc dân đảng, một lòng nghĩ đến Mao Trạch Đông và sự nghiệp cách mạng.
Hạ Tử Trân: Bạn chiến đấu cách mạng, cùng chung hoạn nạn với Mao Trạch Đông
Hạ Tử Trân là chiến hữu của Mao Trạch Đông trong cuộc đấu tranh ở núi Tỉnh Cương và trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Khu Xô-viết Giang Tây, cũng là người bạn đời chung hoạn nạn trong thời kỳ Mao Trạch Đông nhiều lần bị bài xích đả kích.
 Mao Trạch Đông và Hạ Tử Trân.
Hạ Tử Trân giỏi văn giỏi võ, vì cách mạng sẵn sàng hy sinh tính mạng bản thân mình. Có một lần, Mao Trạch Đông, Chu Đức và một số người đang khai hội, Hạ Tử Trân cũng có mặt. Lúc ấy, kẻ địch xông vào, Hạ Tử Trân anh dũng mưu trí, lập tức cưỡi một con ngựa không có yên, trên tay cầm hai khẩu súng, bắn về hai hướng đông tây, mỗi bên một phát. Mọi người nói cô có thể bắn súng hai tay chính là xuất phát từ cuộc chiến đấu bất ngờ ấy. Cô dẫn dụ thu hút quân địch, bọn địch theo tiếng súng mà truy đuổi cô. Di chuyển một vòng, đánh lạc hướng quân địch, rồi cô rút lui an toàn, bảo vệ được đồng chí đồng đội thoát hiểm.
Hạ Tử Trân giỏi văn giỏi võ, sẵn sàng hy sinh thân mình vì cách mạng. Trong lửa đạn chiến tranh, Mao Trạch Đông và Hạ Tử Trân cùng vào sống ra chết, sống chung 10 năm gian nan nhất của cách mạng Trung Quốc.
Giang Thanh: Gánh nặng chính trị của vĩ nhân một thời
Mao Trạch Đông và Giang Thanh có một cuộc hôn nhân gần bốn mươi năm, thời gian dài nhất, quan hệ cũng phức tạp nhất. Trong những năm tháng chiến tranh, quan hệ giữa hai người khá yên bình, hài hòa, song cũng có sóng gió.
 Mao Trạch Đông và Giang Thanh.
Sau khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Mao Trạch Đông có một sự quan tâm và kỳ vọng đối với Giang Thanh.
Từ sau khi Giang Thanh leo lên vũ đài chính trị, Mao Trạch Đông đối xử với Giang Thanh rất thất thường, bỗng dưng coi trọng, bỗng dưng lãnh đạm, bỗng dưng quan tâm, bỗng dưng phê bình.
Đến cuối đời, về cơ bản hai người có danh phận mà không còn thực tế.
Giang Thanh có thể hấp dẫn ánh mắt của Mao Trạch Đông, một mặt là do cô ta chủ động theo đuổi, mặt khác cũng bởi vì tại Diên An khi ấy, Giang Thanh đích xác khá xuất chúng. Mái tóc đen huyền, mắt to có thần, hát Kinh kịch rất hay, rất được hoan nghênh trong hoàn cảnh đời sống văn hóa khi ấy rất nghèo nàn.
Theo Vũ Phong Tạo/Quân đội nhân dân

Bình luận(0)