1. Cuộc Thập tự chinh thứ nhất (1096-1099): Cuộc Thập tự chinh đầu tiên bắt đầu sau lời kêu gọi của Giáo hoàng Urban II đáp ứng kháng thư của hoàng đế Byzantine Alexios I Komnenos về việc giúp đỡ họ chống lại quân xâm lược người Hồi giáo. Cuộc Thập tự chinh nổ ra nhằm giải phóng vùng Đất Thánh và vùng đất thiêng Jerusalem khỏi người Hồi giáo, giải phóng những tín đồ Công giáo khỏi sự thống trị của Hồi giáo. Thành phần tham gia chủ yếu là các nông dân và hiệp sĩ. Những người lính trong đoàn quân viễn chinh Công giáo này đều mang huy hiệu chữ thập ở phía trước ngực và phía sau lưng nên được gọi là Thập Tự Quân (Crusaders). Kết quả cuối cùng là Thập Tự Quân đã dễ dàng chiếm được Jerusalem do ở đây có ít quân Hồi phòng thủ. Họ đã tàn sát 30.000 người đàn ông Do Thái và người Hồi giáo Ả-rập. Đó là nỗi kinh hoàng đối với người Hồi giáo. Đồng thời họ thành lập các thành bang thập tự quân bao gồm Vương quốc Jerusalem, Lãnh địa Bá tước Tripoli, Lãnh địa Antioch và Lãnh địa Bá tước Edessa.2. Cuộc Thập tự chinh thứ hai (1147 - 1149): Vào năm 1144, tướng lĩnh Hồi giáo Imad-ed-din Zangi đã tập hợp người Hồi giáo từ các nước Thổ Nhĩ Kì và Arap tấn công vương quốc Jerusalem của người Công giáo. Tuy không chiếm được Jerusalem, nhưng họ đã chiếm được Lãnh địa Edessa. Để quyết tâm phục thù, Giáo hoàng Êugêniô III đã tuyên bố cuộc Thập tự chinh thứ hai. Hai vị vua: Louis VII của Pháp và Conrad III của Đức đã quyết định dẫn đầu Thập Tự quân lên đường chiếm lại Lãnh địa Edessa vào năm 1147, nhưng đã hoàn toàn đánh bại khi đi ngang qua Thổ Nhĩ Kì. Một năm sau, họ đến được Jerusalem và quyết định tấn công vào Damascus (để bù đắp cho việc mất Edessa). Tuy nhiên, cuộc tấn công này đã gặp thất bại. Cuộc Thập tự chinh thứ hai kết thúc với phần thắng thuộc về người Hồi giáo.3. Cuộc Thập tự chinh thứ 3 (1189 - 1192): Nguyên nhân của cuộc Thập tự chinh thứ ba này là người châu Âu muốn chiếm lại Đất Thánh vốn đã rơi vào tay quân Hồi giáo của Saladin năm 1187. Và đây cũng được biết đến như cuộc Thập tự chinh của các vua (vì cuộc Thập tự chinh này được ba vị hoàng đế đầy quyền lực tại châu Âu điều khiển). Tuy nhiên, vua Frederick I (Barbarossa) đã chết đuối trên đường tới Đất Thánh khiến cho nhiều chiến sĩ của ông nản chí bỏ về. Sau khi giành được một số thắng lợi ban đầu, vua Philip II đã rời bỏ Đất Thánh do xung đột tranh giành chiến lợi phẩm với Richard I của Anh vào năm 1191. Dù cuộc viễn chinh không thể chiếm lại Jerusalem, nhưng vua Richard của Anh đã thỏa thuận thành công với Saladin về việc mở đường cho khách hàng hương của Thiên Chúa giáo tới Jerusalem. 4. Cuộc Thập tự chinh thứ tư (1202 - 1204): Không thể để mất Jerusalem, Giáo hoàng Innocent III đã phát động cuộc Thập tự chinh thứ tư vào năm 1199. Tuy nhiên, cuộc kêu gọi của ông bị hầu hết các vị hoàng đế châu Âu bỏ ngoài tai. Vào thời điểm đó, Anh đang chiến tranh với Pháp, Đức đang đấu tranh chống lại quyền lực Giáo hoàng và các quốc gia khác không muốn tham gia sau thất bại của cuộc Thập tự chinh thứ ba.Cuối cùng, lời rao giảng của ông đã đến được một đội Thập Tự quân hầu hết đến từ Pháp. Lần này, Thập Tự quân có một chiến thuật khác đó là chèo thuyền từ phía nam tới Ai Cập, sau đó đổ bộ vào Jerusalem. Vào năm 1202, Thập tự quân tới Venice để nhận tàu đưa họ tới Ai Cập, tuy nhiên họ không có đủ tiền để trả cho Venice. Do vậy, Thập tự quân đã phải giúp Venice chiếm cảng Byzantine, Zara. Và một thời gian ngắn sau đó, Thập tự quân rơi vào cuộc đấu tranh vì ngai vàng ở Byzantine - thủ đô của Constantinople. Thay vì đoạt lại Jerusalem như Giáo hoàng mong đợi, cuộc Thập tự chinh thứ tư kết thúc với việc chinh phục Constantinople và thành lập Đế quốc La Tinh (1204-1261) trên vùng lãnh thổ bị xâm chiếm Byzantine. 5. Cuộc Thập tự chinh thứ năm (1217 - 1221): Dù thất bại tai tiếng trong cuộc Thập tự chinh thứ tư nhưng Giáo hoàng vẫn tiếp tục rao giảng về các cuộc viễn chinh quân sự nhằm lấy lại vùng Đất Thánh. Honorius III, người kế nhiệm Giáo hoàng Innocent đã thuyết phục thành công vua Andrew II của Hungary và Bá tước Leopold VI của Áo dẫn đầu cuộc Thập tự chinh thứ năm này. Cũng giống như cuộc Thập tự chinh trước, Ai Cập là nơi họ bắt đầu chiến dịch. Vào năm 1219, Thập tự quân đã rất chật vật để chiếm được cảng Damietta của Ai Cập. Sau đó, người Ai Cập nhân danh Hồi Giáo thương thuyết với Andrew là nếu nhà vua chịu trả lại thành phố Dannietta cho Ai Cập thì Hồi Giáo sẽ trả lại Jerusalem cho Giáo Hội Công Giáo. Thập tự quân đã quá kiêu hãnh vì chiến thắng này và đã bác bỏ đề nghị của Ai Cập. Cuối cùng, Thập tự quân đã bị thất bại khi tiến vào Cairo và buộc phải trở về nước mà không chiếm được Ai Cập cũng như vùng Đất Thánh. 6. Cuộc Thập tự chinh thứ 6 (1228 - 1229): Đây là cuộc Thập tự chinh đạt được thành công lớn dù thực tế Thập tự quân không hành động nhiều. Hoàng đế Frederic II (Đế quốc La Mã thần thánh) là người dẫn đầu Thập tự quân lần thứ sáu, nhưng ông đã nhanh chóng trở về và đã bị Giáo hoàng rút phép thông công. Một thời gian sau, hoàng đế Frederic II quay sang đàm phán với vua Hồi Giáo Ai Cập và đạt được một hiệp ước hòa bình trong mười năm, khôi phục lại quyền kiểm soát Jerusalem, Nazareth và Bethlehem, thiết lập một hành lang từ Jerusalem ra biển cho những người Kitô giáo. 7. Cuộc Thập tự chinh thứ bảy (1248 - 1254): Vua Pháp Louis IX đã khởi xướng cuộc Thập tự chinh thứ bảy với mục đích nắm lại quyền kiểm soát vùng Đất Thánh bằng con đường xâm lược Ai Cập trước tiên. Cũng giống như các thủ lĩnh trong cuộc Thập tự chinh lần thứ năm, vua Louis IX chiếm được Damietta (Ai Cập) nhưng lại thất bại khi chiếm thủ đô Cairo vào năm 1249. Sau đó, ông bị bắt làm tù binh khi cố gắng quay lại cảng Damietta và được thả sau khi đã trả tiền chuộc.8. Cuộc Thập tự chinh thứ tám (1270): Vào năm 1270, vua Pháp Louis IX đã quyết định khởi xướng cuộc Thập tự chinh thứ hai của mình. Mục tiêu của cuộc viễn chinh lần này nhắm đến Tunis, nhưng ông đã chết ở gần Tunis vì bệnh dịch hạch.
Anh trai của Louis IX là Charles of Anjou đã kịp đến trước một ngày vua Louis IX mất. Ngay sau đó, Charles đã thương lượng với đoàn quân Caliph của Tunis để đảm bảo cho quân Thập tự quay về nước an toàn. 9. Cuộc Thập tự chinh thứ chín (1271 - 1272): Cuộc Thập tự chinh cuối cùng chiếm lại miền Đất Thánh khỏi tay người Hồi giáo đã được khởi xướng bởi hoàng tử Edward của Anh (người cũng từng tham gia cuộc Thập tự chinh thứ tám). Sau khi vua Pháp qua đời và rời khỏi Thập tự quân Pháp, hoàng tử Anh đã quyết định lãnh đạo cuộc Thập tự chinh của riêng mình. Vào năm 1271, hoàng tử Edward đã dẫn quân đến vùng đất Acre và cố gắng thuyết phục mọi người ủng hộ ông, nhưng phần vì cách thuyết phục thiếu hấp dẫn, phần vì ông nhận được tin cha bị bệnh nặng nên ông đã nhanh chóng quay về. Với cuộc viễn chinh của hoàng tử Edward, những nỗ lực của người châu Âu đạo Công giáo chiếm lại vùng Đất Thánh cuối cùng đã kết thúc.
1. Cuộc Thập tự chinh thứ nhất (1096-1099): Cuộc Thập tự chinh đầu tiên bắt đầu sau lời kêu gọi của Giáo hoàng Urban II đáp ứng kháng thư của hoàng đế Byzantine Alexios I Komnenos về việc giúp đỡ họ chống lại quân xâm lược người Hồi giáo. Cuộc Thập tự chinh nổ ra nhằm giải phóng vùng Đất Thánh và vùng đất thiêng Jerusalem khỏi người Hồi giáo, giải phóng những tín đồ Công giáo khỏi sự thống trị của Hồi giáo. Thành phần tham gia chủ yếu là các nông dân và hiệp sĩ.
Những người lính trong đoàn quân viễn chinh Công giáo này đều mang huy hiệu chữ thập ở phía trước ngực và phía sau lưng nên được gọi là Thập Tự Quân (Crusaders). Kết quả cuối cùng là Thập Tự Quân đã dễ dàng chiếm được Jerusalem do ở đây có ít quân Hồi phòng thủ. Họ đã tàn sát 30.000 người đàn ông Do Thái và người Hồi giáo Ả-rập. Đó là nỗi kinh hoàng đối với người Hồi giáo.
Đồng thời họ thành lập các thành bang thập tự quân bao gồm Vương quốc Jerusalem, Lãnh địa Bá tước Tripoli, Lãnh địa Antioch và Lãnh địa Bá tước Edessa.
2. Cuộc Thập tự chinh thứ hai (1147 - 1149): Vào năm 1144, tướng lĩnh Hồi giáo Imad-ed-din Zangi đã tập hợp người Hồi giáo từ các nước Thổ Nhĩ Kì và Arap tấn công vương quốc Jerusalem của người Công giáo. Tuy không chiếm được Jerusalem, nhưng họ đã chiếm được Lãnh địa Edessa. Để quyết tâm phục thù, Giáo hoàng Êugêniô III đã tuyên bố cuộc Thập tự chinh thứ hai.
Hai vị vua: Louis VII của Pháp và Conrad III của Đức đã quyết định dẫn đầu Thập Tự quân lên đường chiếm lại Lãnh địa Edessa vào năm 1147, nhưng đã hoàn toàn đánh bại khi đi ngang qua Thổ Nhĩ Kì. Một năm sau, họ đến được Jerusalem và quyết định tấn công vào Damascus (để bù đắp cho việc mất Edessa). Tuy nhiên, cuộc tấn công này đã gặp thất bại. Cuộc Thập tự chinh thứ hai kết thúc với phần thắng thuộc về người Hồi giáo.
3. Cuộc Thập tự chinh thứ 3 (1189 - 1192): Nguyên nhân của cuộc Thập tự chinh thứ ba này là người châu Âu muốn chiếm lại Đất Thánh vốn đã rơi vào tay quân Hồi giáo của Saladin năm 1187. Và đây cũng được biết đến như cuộc Thập tự chinh của các vua (vì cuộc Thập tự chinh này được ba vị hoàng đế đầy quyền lực tại châu Âu điều khiển). Tuy nhiên, vua Frederick I (Barbarossa) đã chết đuối trên đường tới Đất Thánh khiến cho nhiều chiến sĩ của ông nản chí bỏ về.
Sau khi giành được một số thắng lợi ban đầu, vua Philip II đã rời bỏ Đất Thánh do xung đột tranh giành chiến lợi phẩm với Richard I của Anh vào năm 1191. Dù cuộc viễn chinh không thể chiếm lại Jerusalem, nhưng vua Richard của Anh đã thỏa thuận thành công với Saladin về việc mở đường cho khách hàng hương của Thiên Chúa giáo tới Jerusalem.
4. Cuộc Thập tự chinh thứ tư (1202 - 1204): Không thể để mất Jerusalem, Giáo hoàng Innocent III đã phát động cuộc Thập tự chinh thứ tư vào năm 1199. Tuy nhiên, cuộc kêu gọi của ông bị hầu hết các vị hoàng đế châu Âu bỏ ngoài tai. Vào thời điểm đó, Anh đang chiến tranh với Pháp, Đức đang đấu tranh chống lại quyền lực Giáo hoàng và các quốc gia khác không muốn tham gia sau thất bại của cuộc Thập tự chinh thứ ba.
Cuối cùng, lời rao giảng của ông đã đến được một đội Thập Tự quân hầu hết đến từ Pháp. Lần này, Thập Tự quân có một chiến thuật khác đó là chèo thuyền từ phía nam tới Ai Cập, sau đó đổ bộ vào Jerusalem. Vào năm 1202, Thập tự quân tới Venice để nhận tàu đưa họ tới Ai Cập, tuy nhiên họ không có đủ tiền để trả cho Venice.
Do vậy, Thập tự quân đã phải giúp Venice chiếm cảng Byzantine, Zara. Và một thời gian ngắn sau đó, Thập tự quân rơi vào cuộc đấu tranh vì ngai vàng ở Byzantine - thủ đô của Constantinople. Thay vì đoạt lại Jerusalem như Giáo hoàng mong đợi, cuộc Thập tự chinh thứ tư kết thúc với việc chinh phục Constantinople và thành lập Đế quốc La Tinh (1204-1261) trên vùng lãnh thổ bị xâm chiếm Byzantine.
5. Cuộc Thập tự chinh thứ năm (1217 - 1221): Dù thất bại tai tiếng trong cuộc Thập tự chinh thứ tư nhưng Giáo hoàng vẫn tiếp tục rao giảng về các cuộc viễn chinh quân sự nhằm lấy lại vùng Đất Thánh. Honorius III, người kế nhiệm Giáo hoàng Innocent đã thuyết phục thành công vua Andrew II của Hungary và Bá tước Leopold VI của Áo dẫn đầu cuộc Thập tự chinh thứ năm này. Cũng giống như cuộc Thập tự chinh trước, Ai Cập là nơi họ bắt đầu chiến dịch.
Vào năm 1219, Thập tự quân đã rất chật vật để chiếm được cảng Damietta của Ai Cập. Sau đó, người Ai Cập nhân danh Hồi Giáo thương thuyết với Andrew là nếu nhà vua chịu trả lại thành phố Dannietta cho Ai Cập thì Hồi Giáo sẽ trả lại Jerusalem cho Giáo Hội Công Giáo. Thập tự quân đã quá kiêu hãnh vì chiến thắng này và đã bác bỏ đề nghị của Ai Cập. Cuối cùng, Thập tự quân đã bị thất bại khi tiến vào Cairo và buộc phải trở về nước mà không chiếm được Ai Cập cũng như vùng Đất Thánh.
6. Cuộc Thập tự chinh thứ 6 (1228 - 1229): Đây là cuộc Thập tự chinh đạt được thành công lớn dù thực tế Thập tự quân không hành động nhiều. Hoàng đế Frederic II (Đế quốc La Mã thần thánh) là người dẫn đầu Thập tự quân lần thứ sáu, nhưng ông đã nhanh chóng trở về và đã bị Giáo hoàng rút phép thông công.
Một thời gian sau, hoàng đế Frederic II quay sang đàm phán với vua Hồi Giáo Ai Cập và đạt được một hiệp ước hòa bình trong mười năm, khôi phục lại quyền kiểm soát Jerusalem, Nazareth và Bethlehem, thiết lập một hành lang từ Jerusalem ra biển cho những người Kitô giáo.
7. Cuộc Thập tự chinh thứ bảy (1248 - 1254): Vua Pháp Louis IX đã khởi xướng cuộc Thập tự chinh thứ bảy với mục đích nắm lại quyền kiểm soát vùng Đất Thánh bằng con đường xâm lược Ai Cập trước tiên. Cũng giống như các thủ lĩnh trong cuộc Thập tự chinh lần thứ năm, vua Louis IX chiếm được Damietta (Ai Cập) nhưng lại thất bại khi chiếm thủ đô Cairo vào năm 1249. Sau đó, ông bị bắt làm tù binh khi cố gắng quay lại cảng Damietta và được thả sau khi đã trả tiền chuộc.
8. Cuộc Thập tự chinh thứ tám (1270): Vào năm 1270, vua Pháp Louis IX đã quyết định khởi xướng cuộc Thập tự chinh thứ hai của mình. Mục tiêu của cuộc viễn chinh lần này nhắm đến Tunis, nhưng ông đã chết ở gần Tunis vì bệnh dịch hạch.
Anh trai của Louis IX là Charles of Anjou đã kịp đến trước một ngày vua Louis IX mất. Ngay sau đó, Charles đã thương lượng với đoàn quân Caliph của Tunis để đảm bảo cho quân Thập tự quay về nước an toàn.
9. Cuộc Thập tự chinh thứ chín (1271 - 1272): Cuộc Thập tự chinh cuối cùng chiếm lại miền Đất Thánh khỏi tay người Hồi giáo đã được khởi xướng bởi hoàng tử Edward của Anh (người cũng từng tham gia cuộc Thập tự chinh thứ tám). Sau khi vua Pháp qua đời và rời khỏi Thập tự quân Pháp, hoàng tử Anh đã quyết định lãnh đạo cuộc Thập tự chinh của riêng mình.
Vào năm 1271, hoàng tử Edward đã dẫn quân đến vùng đất Acre và cố gắng thuyết phục mọi người ủng hộ ông, nhưng phần vì cách thuyết phục thiếu hấp dẫn, phần vì ông nhận được tin cha bị bệnh nặng nên ông đã nhanh chóng quay về. Với cuộc viễn chinh của hoàng tử Edward, những nỗ lực của người châu Âu đạo Công giáo chiếm lại vùng Đất Thánh cuối cùng đã kết thúc.