Chiến dịch trên không
|
Mỹ đã "sao chép" cách thực hiện các chiến dịch trên không của phát xít Đức. |
Trong Chiến tranh thế giới 2,
Mỹ "học lỏm" phát xít Đức một số thành tựu nổi bật về công nghệ, thậm chí "học lỏm" được các chiến dịch quân sự... Trong số đó có chiến dịch trên không nổi tiếngcủa Hitler. Cụ thể, phát xít Đức đã thực hiện các chiến dịch trên không đầu tiên khi thực hiện tấn công xâm lược ở châu Âu. Normandy, Đan Mạch, Pháp và Hà Lan nhanh chóng rơi vào tay phát xít Đức sau khi Hitler cho triển khai một số đơn vị lính nhảy dù để chiếm một số cơ sở hạ tầng quan trọng hay phá hủy cơ sở, hệ thống phòng thủ của đối phương. Tuy nhiên, trong trận Crete, tình báo Anh đã xác định vị trí chính xác mà đơn vị lính dù phát xít Đức sẽ tấn công. Do vậy, Hitler đã gặp tổn thất nặng nề.
Sau đó, Adolf Hitler đã tạm dừng các chiến dịch không chiến quy mô lớn. Trong khi đó, Anh và Mỹ đã rất ấn tượng trước khả năng của đơn vị lính dù để hoàn thành sứ mệnh được giao, bất chấp nhiều tổn thất gặp phải. Chính vì vậy, quân đồng minh tăng cường đào tạo và tổ chức của các đơn vị không quân. Nhiều đơn vị lính dù được đào tạo, góp phần quyết định trong chiến dịch đổ bộ Sicily và Normandy.
Trực thăng Messerschmitt Me 262
Messerschmitt Me 262 là máy bay chiến đấu sử dụng động cơ phản lực đầu tiên trên thế giới. Đây là mẫu máy bay do phát xít Đức chế tạo và hiệu quả chiến đấu khá tốt trong cuộc chiến với máy bay ném bom của Đồng Minh.
Mỹ và Liên Xô đã thu giữ được một số chiếc Me 262 trên lãnh thổ Đức và thiết kế đối chiếu các máy bay Đức và khôi phục động cơ mẫu máy bay này.
Sau đó, Mỹ và Liên Xô hoàn thành việc xây dựng và phát triển máy bay chiến đấu sử dụng động cơ phản lực trong Chiến tranh thế giới 2.
Máy bay chiến đấu vượt âm F-86 Sabre của Mỹ hay tiêm kích MiG-15 của Liên Xô đều là “thế hệ con cháu” của Me 262.
Quân đội Mỹ cũng thu giữ máy ném bom Arado Ar 234 được trang bị động cơ phản lực do phát xít Đức chế tạo và "học lỏm" kỹ thuật. Công nghệ sản xuất Arado được Mỹ áp dụng trong quá trình chế tạo máy bay ném bom B-45 và B-47 cho lực lượng không quân.
Tên lửa hành trình
Vào tháng 6/1944, những trận mưa bom bay V-1 trút xuống bầu trời London, Anh. Loại vũ khí này của phát xít Đức mặc dù không có tính chính xác cao nhưng chúng đã khiến Anh "mất ăn mất ngủ".
Trong khi đó, Mỹ muốn phát triển một phiên bản tương tự để chuẩn bị cho cuộc tấn công Nhật Bản. Chính vì vậy, các chuyên gia Mỹ đã khôi phục các mảnh vỡ của bom bay V-1 và thử nghiệm thành công tên lửa hành trình JB-2 Loon. Đây là một bản sao của bom bay V-1.
Tuy nhiên, sau đó, Mỹ sử dụng vũ khí hạt nhân có sức hủy diệt khủng khiếp thả xuống Nhật Bản thay vì tên lửa JB-2 Loon như dự định trước đó. Công nghệ V-1 của phát xít Đức tiếp tục được Mỹ sử dụng trong quá trình sản xuất tên lửa hành trình đất đối đất MGM-1 Matador.