Nhà hát vòng tròn ở thành phố cổ Pompeii là một trong những kiến trúc cổ nhất của người La Mã còn tồn tại đến ngày nay. Công trình này được xây dựng gần giống với đấu trường La Mã. Nó là nơi diễn ra các sự kiện thể thao, có sức chứa lớn. Nhà sử học La Mã Tacitus từng viết về một cuộc bạo động lớn xảy ra tại đây giữa người dân Pompei với cư dân thành phố lân cận Nuceria. Vụ xô xát đó đã khiến nhà hát vòng tròn này bị cấm mở cửa trong nhiều năm.
Các công trình ở La Mã đều có hệ thống sưởi ấm trung tâm ở dưới sàn nhà. Những phòng tắm công cộng và các ngôi nhà của giới thượng lưu La Mã được sưởi ấm bằng hệ thống sưởi này còn có tên gọi là đường hầm "hypocaust".
Áo choàng ngoài rộng của những người đàn ông thời La Mã cổ là một trong những biểu tượng thể hiện địa vị các giai cấp, địa vị xã hội.Người La Mã cũng mặc đồ lót. Cả nam giới và phụ nữ đều quấn một chiếc khố gọi là subligaculum. Nó được làm từ len hoặc vải lanh. Những người giàu có thường mặc khố làm từ lụa.
Thành Rome có lính cứu hỏa và cảnh sát. Hoàng đế Augustus đã chia thành phố thành một hệ thống các khu vực và quận. Mỗi người đứng đầu từng khu vực sẽ có nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy, đảm bảo an ninh và chịu trách nhiệm theo quy định luật hình sự. Sau khi xảy ra vụ hỏa hoạn đặc biệt nghiêm trọng năm 6 SCN, hoàng đế Augustus thành lập một lữ đoàn cứu hỏa gồm 7 đơn vị. Trong đó, mỗi đơn vị gồm 1.000 lính cứu hỏa nam.
Tất cả tầng lớp xã hội ở La Mã đều có thời gian thư giãn, giải trí, tham gia những trò chơi cộng đồng, trò chơi trên bảng...
Thành Rome cũng có những "hacker". Hệ thống cống dẫn nước ở La Mã làm nhiệm vụ dẫn nước ngọt vào thành phố. Từ đó, nó tiếp tục được điều chỉnh chảy về các nhà tắm công cộng, hộ gia đình và sau đó chảy nước thải ra ngoài qua hệ thống thoát nước. Tuy nhiên, một số người dân nghèo đã khai thác bất hợp pháp nguồn nước từ hệ thống cống dẫn nước.
Dường như tất cả mọi thứ đều bị đánh thuế. Hệ thống thuế của người La Mã khá phức tạp. Một trong những loại thuế nổi tiếng của người La Mã đó là thuế nước tiểu. Loại thuế này áp dụng đối với những thương nhân mua nước tiểu ở các nhà vệ sinh công cộng để giặt giũ quần áo... Sử La Mã đã ghi lại một cuộc trò chuyện giữa hoàng đế Vespasian và con trai ông là Titus. Khi Titus phàn nàn về vấn đề thu quá nhiều loại thuế, hoàng đế Vespasian bèn cầm một đồng tiền vàng lên và nói:" Pecunia non olet" (có nghĩa "Tiền không có mùi").
Người La Mã rất thích rượu. Đây là đồ uống quan trọng, không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của họ. Pompeii là một trong những trung tâm sản xuất rượu quan trọng ở đế chế La Mã.
Sự sụp đổ của một thành phố diễn ra nhanh chóng. Thành Rome không thể biến mất trong một ngày nhưng Pompeii thì không tránh khỏi được kiếp nạn bị xóa sổ hoàn toàn trong thời gian ngắn như vậy. Thành phố với 15.000 đến 20.000 người dân bị chôn vùi trong suốt 17 thế kỷ do xảy ra trận phun trào núi lửa. Thảm kịch này xảy ra từ giữa ngày 24/8 đến sáng ngày 25/8 năm 79 TCN.
Nhà hát vòng tròn ở thành phố cổ Pompeii là một trong những kiến trúc cổ nhất của người La Mã còn tồn tại đến ngày nay. Công trình này được xây dựng gần giống với đấu trường La Mã. Nó là nơi diễn ra các sự kiện thể thao, có sức chứa lớn. Nhà sử học La Mã Tacitus từng viết về một cuộc bạo động lớn xảy ra tại đây giữa người dân Pompei với cư dân thành phố lân cận Nuceria. Vụ xô xát đó đã khiến nhà hát vòng tròn này bị cấm mở cửa trong nhiều năm.
Các công trình ở La Mã đều có hệ thống sưởi ấm trung tâm ở dưới sàn nhà. Những phòng tắm công cộng và các ngôi nhà của giới thượng lưu La Mã được sưởi ấm bằng hệ thống sưởi này còn có tên gọi là đường hầm "hypocaust".
Áo choàng ngoài rộng của những người đàn ông thời La Mã cổ là một trong những biểu tượng thể hiện địa vị các giai cấp, địa vị xã hội.
Người La Mã cũng mặc đồ lót. Cả nam giới và phụ nữ đều quấn một chiếc khố gọi là subligaculum. Nó được làm từ len hoặc vải lanh. Những người giàu có thường mặc khố làm từ lụa.
Thành Rome có lính cứu hỏa và cảnh sát. Hoàng đế Augustus đã chia thành phố thành một hệ thống các khu vực và quận. Mỗi người đứng đầu từng khu vực sẽ có nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy, đảm bảo an ninh và chịu trách nhiệm theo quy định luật hình sự. Sau khi xảy ra vụ hỏa hoạn đặc biệt nghiêm trọng năm 6 SCN, hoàng đế Augustus thành lập một lữ đoàn cứu hỏa gồm 7 đơn vị. Trong đó, mỗi đơn vị gồm 1.000 lính cứu hỏa nam.
Tất cả tầng lớp xã hội ở La Mã đều có thời gian thư giãn, giải trí, tham gia những trò chơi cộng đồng, trò chơi trên bảng...
Thành Rome cũng có những "hacker". Hệ thống cống dẫn nước ở La Mã làm nhiệm vụ dẫn nước ngọt vào thành phố. Từ đó, nó tiếp tục được điều chỉnh chảy về các nhà tắm công cộng, hộ gia đình và sau đó chảy nước thải ra ngoài qua hệ thống thoát nước. Tuy nhiên, một số người dân nghèo đã khai thác bất hợp pháp nguồn nước từ hệ thống cống dẫn nước.
Dường như tất cả mọi thứ đều bị đánh thuế. Hệ thống thuế của người La Mã khá phức tạp. Một trong những loại thuế nổi tiếng của người La Mã đó là thuế nước tiểu. Loại thuế này áp dụng đối với những thương nhân mua nước tiểu ở các nhà vệ sinh công cộng để giặt giũ quần áo... Sử La Mã đã ghi lại một cuộc trò chuyện giữa hoàng đế Vespasian và con trai ông là Titus. Khi Titus phàn nàn về vấn đề thu quá nhiều loại thuế, hoàng đế Vespasian bèn cầm một đồng tiền vàng lên và nói:" Pecunia non olet" (có nghĩa "Tiền không có mùi").
Người La Mã rất thích rượu. Đây là đồ uống quan trọng, không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của họ. Pompeii là một trong những trung tâm sản xuất rượu quan trọng ở đế chế La Mã.
Sự sụp đổ của một thành phố diễn ra nhanh chóng. Thành Rome không thể biến mất trong một ngày nhưng Pompeii thì không tránh khỏi được kiếp nạn bị xóa sổ hoàn toàn trong thời gian ngắn như vậy. Thành phố với 15.000 đến 20.000 người dân bị chôn vùi trong suốt 17 thế kỷ do xảy ra trận phun trào núi lửa. Thảm kịch này xảy ra từ giữa ngày 24/8 đến sáng ngày 25/8 năm 79 TCN.