1. Mos maiorum là một điều luật bất thành văn liên quan đến truyền thống của tổ tiên người La Mã. Người dân La Mã tôn trọng truyền thống và cảm thấy rằng phân rã đạo đức sẽ xảy ra nếu như họ đi sai hướng quá xa so với những giá trị của quá khứ. Vì vậy, cụm từ Mos maiorum được coi như là yếu tố để duy trì nền văn minh thành Rome từ đời này sang đời khác và gần như có tư cách pháp lý.Bất cứ trường hợp nào muốn phá vỡ các truyền thống của người La Mã sẽ bị coi là kẻ phạm tội phá hoại trật tự, các quy tắc, chuẩn mực của xã hội. Bất kỳ vị quan tòa nào bỏ bê chức trách của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đó cũng bị coi là kẻ phản bội và bị trừng phạt nghiêm khắc. Việc truyền đạt Mos maiorum từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo được cho là nhiệm vụ của các gia đình, đặc biệt là người chủ hộ.2. Ludi là trò chơi công cộng, thường được tổ chức cùng với các lễ hội tôn giáo. Trò chơi này nhiều lần được tổ chức thành các sự kiện thường niên, đặc biệt là trong lĩnh vực tôn giáo. Sự kiện nổi tiếng nhất liên quan đến trò chơi này là Ludi Romani.
Lễ hội này vinh danh thần Jupiter, được tổ chức vào tháng 9 hằng năm. Ludi thường bao gồm các cuộc đua xe ngựa, săn bắn động vật... Khoảng cách lớn nhất diễn ra giữa hai kỳ trò chơi Ludi có tên Ludi Saeculares. Lễ hội này được người La Mã tổ chức 110 năm/lần.
3. Dies Lustricus hay còn gọi "ngày thanh lọc" là một sự kiện quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt đối với trẻ sơ sinh sau khi các em chào đời được 8 - 9 ngày. Vào thời đó, trẻ sơ sinh La Mã thường có tỷ lệ tử vong khá cao.
Vì vậy, người La Mã cảm thấy rằng một đứa trẻ sẽ chỉ chính thức là một phần của gia đình cho đến khi sống sót qua "ngày thanh lọc". Người dân thời đó thực hiện nhiều nghi lễ khác để đón chào thành viên mới của gia đình như đặt em bé lên trên mặt đất và sau đó người cha sẽ bế con hướng lên bầu trời.
Hành động đó được xem là sự biểu thị người cha nhận đứa trẻ đó là con của mình. Đến cuối ngày thực hiện nghi lễ “dies lustricus”, em bé sẽ chính thức được đặt tên. Đó cũng chính là lý do nhiều trẻ sơ sinh chết yểu không có tên. Ngoài ra, các em bé khi đó sẽ có một tấm bùa để bảo vệ các thiên thần nhỏ khỏi những thế lực hắc ám. Bùa của bé trai là Bulla và bùa Lunula dành cho bé gái. 4. Quyền nội tại (Patria Potestas) là một trong những truyền thống phổ biến nhất tại Rome thời cổ đại. Nó ảnh hưởng lớn đến pháp luật của người La Mã thời đó. Cụ thể, vai trò, quyền lực của người cha đối với con cái là tối thượng. Con cái không thể đi ngược lại mong muốn cũng như làm trái ý của người cha. Không chỉ có quyền lực tối cao với con cái mà người cha còn có ảnh hưởng đối với cả cháu, chắt. Nhiều trẻ em đã được giải thoát khỏi quyền nội tại khi khoảng 20 tuổi bởi lẽ thế hệ trước đó đã qua đời.
5. Lấy vợ lẽ. Việc lấy thêm vợ ở Rome có một chút khác biệt so với các giá trị truyền thống của người La Mã. Đầu tiên, một người đàn ông chỉ có thể có một vợ lẽ khi chưa kết hôn chính thức. Kế đến, mối quan hệ giữa người đàn ông đó và người vợ lẽ sẽ có một chỗ đứng hợp pháp và được coi là bước đệm để tiến tới hôn nhân.
Trong thực tế, hầu hết phụ nữ đã trở thành vợ lẽ do không có địa vị xã hội hoặc người đàn ông không muốn làm phức tạp việc thừa kế tài sản. Nếu người vợ lẽ sinh con cho người đó thì bị coi là bất hợp pháp. Tuy nhiên, người cha vẫn sẽ chu cấp tài chính cho hai mẹ con khi ông còn sống. Ngoài ra, người vợ lẽ bị cấm thờ nữ thần hôn nhân Juno.
1. Mos maiorum là một điều luật bất thành văn liên quan đến truyền thống của tổ tiên người La Mã. Người dân La Mã tôn trọng truyền thống và cảm thấy rằng phân rã đạo đức sẽ xảy ra nếu như họ đi sai hướng quá xa so với những giá trị của quá khứ.
Vì vậy, cụm từ Mos maiorum được coi như là yếu tố để duy trì nền văn minh thành Rome từ đời này sang đời khác và gần như có tư cách pháp lý.
Bất cứ trường hợp nào muốn phá vỡ các truyền thống của người La Mã sẽ bị coi là kẻ phạm tội phá hoại trật tự, các quy tắc, chuẩn mực của xã hội. Bất kỳ vị quan tòa nào bỏ bê chức trách của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ đó cũng bị coi là kẻ phản bội và bị trừng phạt nghiêm khắc. Việc truyền đạt Mos maiorum từ thế hệ này sang thế hệ tiếp theo được cho là nhiệm vụ của các gia đình, đặc biệt là người chủ hộ.
2. Ludi là trò chơi công cộng, thường được tổ chức cùng với các lễ hội tôn giáo. Trò chơi này nhiều lần được tổ chức thành các sự kiện thường niên, đặc biệt là trong lĩnh vực tôn giáo. Sự kiện nổi tiếng nhất liên quan đến trò chơi này là Ludi Romani.
Lễ hội này vinh danh thần Jupiter, được tổ chức vào tháng 9 hằng năm. Ludi thường bao gồm các cuộc đua xe ngựa, săn bắn động vật... Khoảng cách lớn nhất diễn ra giữa hai kỳ trò chơi Ludi có tên Ludi Saeculares. Lễ hội này được người La Mã tổ chức 110 năm/lần.
3. Dies Lustricus hay còn gọi "ngày thanh lọc" là một sự kiện quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt đối với trẻ sơ sinh sau khi các em chào đời được 8 - 9 ngày. Vào thời đó, trẻ sơ sinh La Mã thường có tỷ lệ tử vong khá cao.
Vì vậy, người La Mã cảm thấy rằng một đứa trẻ sẽ chỉ chính thức là một phần của gia đình cho đến khi sống sót qua "ngày thanh lọc". Người dân thời đó thực hiện nhiều nghi lễ khác để đón chào thành viên mới của gia đình như đặt em bé lên trên mặt đất và sau đó người cha sẽ bế con hướng lên bầu trời.
Hành động đó được xem là sự biểu thị người cha nhận đứa trẻ đó là con của mình. Đến cuối ngày thực hiện nghi lễ “dies lustricus”, em bé sẽ chính thức được đặt tên. Đó cũng chính là lý do nhiều trẻ sơ sinh chết yểu không có tên. Ngoài ra, các em bé khi đó sẽ có một tấm bùa để bảo vệ các thiên thần nhỏ khỏi những thế lực hắc ám. Bùa của bé trai là Bulla và bùa Lunula dành cho bé gái.
4. Quyền nội tại (Patria Potestas) là một trong những truyền thống phổ biến nhất tại Rome thời cổ đại. Nó ảnh hưởng lớn đến pháp luật của người La Mã thời đó. Cụ thể, vai trò, quyền lực của người cha đối với con cái là tối thượng.
Con cái không thể đi ngược lại mong muốn cũng như làm trái ý của người cha. Không chỉ có quyền lực tối cao với con cái mà người cha còn có ảnh hưởng đối với cả cháu, chắt. Nhiều trẻ em đã được giải thoát khỏi quyền nội tại khi khoảng 20 tuổi bởi lẽ thế hệ trước đó đã qua đời.
5. Lấy vợ lẽ. Việc lấy thêm vợ ở Rome có một chút khác biệt so với các giá trị truyền thống của người La Mã. Đầu tiên, một người đàn ông chỉ có thể có một vợ lẽ khi chưa kết hôn chính thức. Kế đến, mối quan hệ giữa người đàn ông đó và người vợ lẽ sẽ có một chỗ đứng hợp pháp và được coi là bước đệm để tiến tới hôn nhân.
Trong thực tế, hầu hết phụ nữ đã trở thành vợ lẽ do không có địa vị xã hội hoặc người đàn ông không muốn làm phức tạp việc thừa kế tài sản. Nếu người vợ lẽ sinh con cho người đó thì bị coi là bất hợp pháp. Tuy nhiên, người cha vẫn sẽ chu cấp tài chính cho hai mẹ con khi ông còn sống. Ngoài ra, người vợ lẽ bị cấm thờ nữ thần hôn nhân Juno.