Chặt đầu là phương pháp xử tử phạm nhân có từ nhiều thế kỷ. Một trong những nhân vật nổi tiếng bị hành hình theo cách này là Nữ hoàng Scotland là Mary Stuart. Cắt xẻo một số bộ phận cơ thể của phạm nhân là hình phạt ghê rợn đối với những người phạm tội nhưng không khiến họ mất mạng. Vào thời xưa, người ta thường cắt bỏ tai, mũi, môi... của phạm nhân. Vào những năm 1800, những tên trộm cắp vật nuôi ở Bắc Mỹ thường bị trừng phạt bằng cách cắt má, tai. Ném đá đến chết là một trong những biện pháp hành hình có nguồn gốc từ hàng ngàn năm trước. Theo đó, những phạm nhân sẽ bị mọi người ném đá cho đến chết. Hiện phương pháp trừng phạt người phạm tội theo cách này vẫn được sử dụng ở khu vực Bắc Phi và Trung Đông.
Đóng đinh vào giá chữ thập là một trong những phương pháp xử tử phạm nhân vô cùng rùng rợn. Theo đó, các tử tù bị đóng lên giá chữ thập và chịu đau đớn trong khoảng 3 ngày trước khi chết. Vào năm 71 TCN, khoảng 6.000 nam giới bị đóng đinh lên giá chữ thập trong thời gian diễn ra cuộc nổi dậy do Spartacus lãnh đạo nhằm chống lại Cộng hòa La Mã.Máy chém bắt đầu xuất hiện trong cuộc Cách mạng Pháp năm 1789. Cỗ máy khủng khiếp này đã hành hình hàng ngàn người trong cuộc khủng hoảng ở Pháp.
Bỏ vào nồi nước sôi là phương pháp hành hình tàn khốc khác trong lịch sử nhân loại. Phạm nhân thường bị bỏ vào nồi nước sôi hoặc dầu. Trong thời gian vua Henry VIII cầm quyền (những năm 1500), thả vào nồi nước sôi là phương pháp trừng phạt áp dụng cho những người bị buộc tội đầu độc người khác. Chặt chân tay trước khi lấy mạng phạm nhân là một trong những phương pháp hành hình tàn khốc trong lịch sử. Thậm chí, những bộ phận cơ thể tử tù còn được rải ở những thành phố khác nhau hay ở nhiều vương quốc. Thiêu sống là phương pháp hành hình phạm nhân phạm tội phản quốc hay là những kẻ dị giáo. Phương pháp xử tử tử tù này được áp dụng vào thời Trung cổ.
Trong chiến tranh thế giới 1, những binh sĩ đào ngũ hay có ý định bỏ trốn đều bị xử tử bằng súng trực tiếp vào phạm nhân. Trong chiến tranh, quân đội Anh đã xử tử hơn 300 binh sĩ đào ngũ. Pháp và Đức cũng sử dụng phương pháp này để kỷ cương trong quân đội không bị phá vỡ.
Ghế điện xuất hiện ở Mỹ vào năm 1888, là phương pháp hành hình tử tù được cho là nhân đạo hơn so với các phương pháp khác như chém đầu.
Chặt đầu là phương pháp xử tử phạm nhân có từ nhiều thế kỷ. Một trong những nhân vật nổi tiếng bị hành hình theo cách này là Nữ hoàng Scotland là Mary Stuart.
Cắt xẻo một số bộ phận cơ thể của phạm nhân là hình phạt ghê rợn đối với những người phạm tội nhưng không khiến họ mất mạng. Vào thời xưa, người ta thường cắt bỏ tai, mũi, môi... của phạm nhân. Vào những năm 1800, những tên trộm cắp vật nuôi ở Bắc Mỹ thường bị trừng phạt bằng cách cắt má, tai.
Ném đá đến chết là một trong những biện pháp hành hình có nguồn gốc từ hàng ngàn năm trước. Theo đó, những phạm nhân sẽ bị mọi người ném đá cho đến chết. Hiện phương pháp trừng phạt người phạm tội theo cách này vẫn được sử dụng ở khu vực Bắc Phi và Trung Đông.
Đóng đinh vào giá chữ thập là một trong những phương pháp xử tử phạm nhân vô cùng rùng rợn. Theo đó, các tử tù bị đóng lên giá chữ thập và chịu đau đớn trong khoảng 3 ngày trước khi chết. Vào năm 71 TCN, khoảng 6.000 nam giới bị đóng đinh lên giá chữ thập trong thời gian diễn ra cuộc nổi dậy do Spartacus lãnh đạo nhằm chống lại Cộng hòa La Mã.
Máy chém bắt đầu xuất hiện trong cuộc Cách mạng Pháp năm 1789. Cỗ máy khủng khiếp này đã hành hình hàng ngàn người trong cuộc khủng hoảng ở Pháp.
Bỏ vào nồi nước sôi là phương pháp hành hình tàn khốc khác trong lịch sử nhân loại. Phạm nhân thường bị bỏ vào nồi nước sôi hoặc dầu. Trong thời gian vua Henry VIII cầm quyền (những năm 1500), thả vào nồi nước sôi là phương pháp trừng phạt áp dụng cho những người bị buộc tội đầu độc người khác.
Chặt chân tay trước khi lấy mạng phạm nhân là một trong những phương pháp hành hình tàn khốc trong lịch sử. Thậm chí, những bộ phận cơ thể tử tù còn được rải ở những thành phố khác nhau hay ở nhiều vương quốc.
Thiêu sống là phương pháp hành hình phạm nhân phạm tội phản quốc hay là những kẻ dị giáo. Phương pháp xử tử tử tù này được áp dụng vào thời Trung cổ.
Trong chiến tranh thế giới 1, những binh sĩ đào ngũ hay có ý định bỏ trốn đều bị xử tử bằng súng trực tiếp vào phạm nhân. Trong chiến tranh, quân đội Anh đã xử tử hơn 300 binh sĩ đào ngũ. Pháp và Đức cũng sử dụng phương pháp này để kỷ cương trong quân đội không bị phá vỡ.
Ghế điện xuất hiện ở Mỹ vào năm 1888, là phương pháp hành hình tử tù được cho là nhân đạo hơn so với các phương pháp khác như chém đầu.