Những người trẻ hiện đã không còn có thể dựa vào vốn sức khỏe, sức trẻ mà coi thường bệnh ung thư. Cô Ngô, 35 tuổi, thường xuyên cảm thấy đau thắt lưng và yếu chi dưới, đến bệnh viện điều trị. Sau khi được kiểm tra liên quan thì cô Ngô được các bác sĩ cho biết, cô bị ung thư vú và di căn đến xương.
Một trường hợp khác, cô Thái, 30 tuổi đang thay quần áo thì phát hiện ngực có điểm khác thường. Sau khi đi khám và siêu âm, cô được biết mình đã bị ung thư vú giai đoạn 2.
Theo thống kê mới nhất của WHO, ung thư vú ở phụ nữ đã trở thành bệnh ung thư được chẩn đoán phổ biến nhất trên thế giới, lần đầu tiên vượt qua ung thư phổi. Riêng năm 2020, đã có 2,3 triệu phụ nữ bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, trung bình cứ 4 phụ nữ mắc ung thư thì có 1 người mắc bệnh ung thư vú.
|
Ảnh minh họa. |
Không thể bỏ qua các yếu tố nguy cơ phổ biến của ung thư vú
Bác sĩ Trần Vận Chi, Khoa Ung thư Bức xạ, Bệnh viện Nam Đầu, Đài Loan đã chỉ ra rằng, di truyền, sinh con muộn/vô sinh, kinh nguyệt sớm, mãn kinh muộn, béo phì và môi trường đều là những yếu tố nguy cơ gây ung thư vú. Trong số đó, yếu tố di truyền và yếu tố môi trường có quan hệ mật thiết với hiện tượng ung thư vú ở người trẻ.
Trong cuộc sống, các kim loại nặng thường ẩn chứa trong chai, cốc nhựa, nước hoa, chất chống mồ hôi, kem dưỡng ẩm, sơn móng tay, keo xịt tóc, thuốc diệt côn trùng, thậm chí kim loại nặng cũng được tích trữ một số thực phẩm. Lối sống và thói quen ăn uống có thể ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể, gây ra bệnh ung thư nênkhông thể bỏ qua.
Bác sĩ Trần nói thêm rằng các tác động từ môi trường, các chất hóa học ngoại sinh sẽ can thiệp vào chức năng của estrogen bình thường trong cơ thể, cản trở sự phát triển các mô của một bộ ngực bình thường, từ đó dẫn đến ung thư vú
Hãy tầm soát ung thư vú hai năm một lần
Tiên lượng ung thư vú thực sự rất tốt, ngoài việc thường xuyên để ý cơ thể mình, những phụ nữ có tiền sử gia đình ung thư hoặc có yếu tố nguy cơ cao bị ung thư nên đi khám 2 năm một lần. Đừng bỏ qua việc tầm soát ung thư vú chỉ vì ngại khám.