Đặc biệt, sáng sớm mùa đông nhiệt độ thường giảm sâu, thành mạch trong cơ thể rất dễ bị tổn thương. Những người mắc huyết áp cao, bệnh mạch vành, xơ cứng động mạch... nên tránh những việc “đại kỵ” buổi sáng dưới đây. Nếu không, cơ thể dễ suy nhược, đối diện với đột quỵ nguy hiểm. (Ảnh minh họa)1. Rời giường ngay khi tỉnh dậy. Khi ngủ, chức năng sinh lý trong cơ thể duy trì hoạt động ở mức thấp. Lúc này, tốc độ trao đổi chất chậm, nhịp tim và huyết áp đều giảm.Khi tỉnh dậy, cơ thể chuyển từ trạng thái ngủ sâu sang trạng thái hoạt động. Nếu rời giường ngay lập tức, cơ thể không thích ứng ngay được, dễ gây chóng mặt, buồn nôn, bủn rủn chân tay. Trường hợp nặng, bạn có thể đối diện với nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não...Để thức dậy an toàn, chuyên gia khuyên nên áp dụng nguyên tắc “3 phút rưỡi”. Cụ thể, bạn sẽ nằm trên giường 1 phút sau thức dậy. Tiếp đó, từ từ ngồi dậy và ngồi thêm 1 phút. Hai chân buông thõng xuống mép giường đợi thêm 1 phút rưỡi.2. Uống nước lạnh buổi sáng. Buổi sáng là thời điểm tăng cường dương khí. Uống nước lạnh ngay khi thức dậy ảnh hưởng xấu đến dương khí của tạng phủ, khiến dương khí khó phát triển trong cơ thể. Duy trì tình trạng này thời gian dài dễ khiến cơ thể thiếu dương với những biểu hiện như tiêu chảy, rụng tóc, đau thắt lưng, đầu gối lạnh, đau bụng kinh, thậm chí rối loạn chức năng tình dục của nam giới.Để bắt đầu ngày mới lành mạnh, “Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người dân Trung Quốc” (ấn bản 2016) khuyến nghị nên uống 1 cốc nước ấm (200ml) khi thức dậy buổi sáng. Khi uống, nên chia thành từng ngụm nhỏ, uống quá nhanh có thể làm hạ huyết áp, phù não dẫn đến đau đầu, buồn nôn và nôn.3. Cố đại tiện vào buổi sáng. Người già cố đại tiện vào buổi sáng là điều tối kỵ. Dùng sức rặn sẽ làm tăng áp lực lên ổ bụng, động mạch, tĩnh mạch. Thậm chí, có thể gây những hậu quả nghiêm trọng như đau ngực, vỡ u mạch máu.Thực tế, người đại tiện khó vào mùa đông đa phần là do kinh mạch ruột già bị tắc nghẽn. Để cải thiện, bạn nên học cách khai thông kinh lạc ruột già để tăng cường nhu động ruột.4. Tập thể dục ngay lập tức. Nhiều người thích dậy sớm và ra ngoài tập thể dục buổi sáng, điều này không phù hợp vào mùa đông. Vào mùa đông, nhiệt độ ngoài trời vào sáng sớm quá thấp, nhiệt lượng tỏa ra từ đỉnh đầu sau khi vận động buổi sáng quá lớn. Vận động liên tục khi trời lạnh dễ gây co mạch, huyết áp tăng cao, nhũn não, xuất huyết...Sau khi thức dậy, bạn có thể ăn sáng trước, sau đó đi lại trong phòng, vận động nhẹ nhàng. Đợi khi nhiệt độ ấm hơn thì ra ngoài thể dục buổi sáng. Các bài tập thể dục buổi sáng mùa đông nên tập trung vào bài tập nhẹ nhàng và các hoạt động khởi động.5. Tắm nước lạnh. Buổi sáng là lúc dương khí bốc lên, tắm nước lạnh khiến dương khí dễ thoát ra ngoài. Để có lợi cho sức khỏe, tốt nhất không nên tắm ngay khi ngủ dậy.Nếu nhất định phải tắm, bạn nên đợi nửa tiếng sau bữa ăn. Tuyệt đối không tắm khi bụng đói, ít nhất nửa giờ sau bữa ăn. Khi thực hiện, bạn nên thao tác nhanh chóng, tắm bằng nước ấm. Chú ý kiểm soát nhiệt độ nước sao cho không quá nóng hoặc quá lạnh. Mời độc giả xem thêm video: Cơ hội phục hồi cho bệnh nhân đột quỵ do nhồi máu não. (Nguồn video: BRT)
Đặc biệt, sáng sớm mùa đông nhiệt độ thường giảm sâu, thành mạch trong cơ thể rất dễ bị tổn thương. Những người mắc huyết áp cao, bệnh mạch vành, xơ cứng động mạch... nên tránh những việc “đại kỵ” buổi sáng dưới đây. Nếu không, cơ thể dễ suy nhược, đối diện với đột quỵ nguy hiểm. (Ảnh minh họa)
1. Rời giường ngay khi tỉnh dậy. Khi ngủ, chức năng sinh lý trong cơ thể duy trì hoạt động ở mức thấp. Lúc này, tốc độ trao đổi chất chậm, nhịp tim và huyết áp đều giảm.
Khi tỉnh dậy, cơ thể chuyển từ trạng thái ngủ sâu sang trạng thái hoạt động. Nếu rời giường ngay lập tức, cơ thể không thích ứng ngay được, dễ gây chóng mặt, buồn nôn, bủn rủn chân tay. Trường hợp nặng, bạn có thể đối diện với nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não...
Để thức dậy an toàn, chuyên gia khuyên nên áp dụng nguyên tắc “3 phút rưỡi”. Cụ thể, bạn sẽ nằm trên giường 1 phút sau thức dậy. Tiếp đó, từ từ ngồi dậy và ngồi thêm 1 phút. Hai chân buông thõng xuống mép giường đợi thêm 1 phút rưỡi.
2. Uống nước lạnh buổi sáng. Buổi sáng là thời điểm tăng cường dương khí. Uống nước lạnh ngay khi thức dậy ảnh hưởng xấu đến dương khí của tạng phủ, khiến dương khí khó phát triển trong cơ thể. Duy trì tình trạng này thời gian dài dễ khiến cơ thể thiếu dương với những biểu hiện như tiêu chảy, rụng tóc, đau thắt lưng, đầu gối lạnh, đau bụng kinh, thậm chí rối loạn chức năng tình dục của nam giới.
Để bắt đầu ngày mới lành mạnh, “Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người dân Trung Quốc” (ấn bản 2016) khuyến nghị nên uống 1 cốc nước ấm (200ml) khi thức dậy buổi sáng. Khi uống, nên chia thành từng ngụm nhỏ, uống quá nhanh có thể làm hạ huyết áp, phù não dẫn đến đau đầu, buồn nôn và nôn.
3. Cố đại tiện vào buổi sáng. Người già cố đại tiện vào buổi sáng là điều tối kỵ. Dùng sức rặn sẽ làm tăng áp lực lên ổ bụng, động mạch, tĩnh mạch. Thậm chí, có thể gây những hậu quả nghiêm trọng như đau ngực, vỡ u mạch máu.
Thực tế, người đại tiện khó vào mùa đông đa phần là do kinh mạch ruột già bị tắc nghẽn. Để cải thiện, bạn nên học cách khai thông kinh lạc ruột già để tăng cường nhu động ruột.
4. Tập thể dục ngay lập tức. Nhiều người thích dậy sớm và ra ngoài tập thể dục buổi sáng, điều này không phù hợp vào mùa đông. Vào mùa đông, nhiệt độ ngoài trời vào sáng sớm quá thấp, nhiệt lượng tỏa ra từ đỉnh đầu sau khi vận động buổi sáng quá lớn. Vận động liên tục khi trời lạnh dễ gây co mạch, huyết áp tăng cao, nhũn não, xuất huyết...
Sau khi thức dậy, bạn có thể ăn sáng trước, sau đó đi lại trong phòng, vận động nhẹ nhàng. Đợi khi nhiệt độ ấm hơn thì ra ngoài thể dục buổi sáng. Các bài tập thể dục buổi sáng mùa đông nên tập trung vào bài tập nhẹ nhàng và các hoạt động khởi động.
5. Tắm nước lạnh. Buổi sáng là lúc dương khí bốc lên, tắm nước lạnh khiến dương khí dễ thoát ra ngoài. Để có lợi cho sức khỏe, tốt nhất không nên tắm ngay khi ngủ dậy.
Nếu nhất định phải tắm, bạn nên đợi nửa tiếng sau bữa ăn. Tuyệt đối không tắm khi bụng đói, ít nhất nửa giờ sau bữa ăn. Khi thực hiện, bạn nên thao tác nhanh chóng, tắm bằng nước ấm. Chú ý kiểm soát nhiệt độ nước sao cho không quá nóng hoặc quá lạnh.
Mời độc giả xem thêm video: Cơ hội phục hồi cho bệnh nhân đột quỵ do nhồi máu não. (Nguồn video: BRT)