Cây lá hẹ là loại rau được dùng rất phổ biến ở Việt Nam. Theo Đông y, hẹ vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm.
|
Ảnh minh họa. |
Nghiên cứu dược lý cho thấy hẹ làm tăng tính nhạy cảm với insulin, hạ đường huyết, giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bảo vệ tuyến tụy. Ngoài ra còn có sự hiện diện của chất odorin là một kháng sinh mạnh giúp chống tụ cầu và các vi khuẩn khác.
Giúp hạ huyết áp và cholesterol
Cũng giống như tỏi, hẹ có chứa allicin. Allicin có "trách nhiệm" làm giảm huyết áp và hạn chế tốc độ sản xuất cholesterol trong cơ thể. Hơn nữa, nó cũng có đặc tính chống vi khuẩn và chống nấm nên tiêu thụ hẹ cũng giúp loại bỏ vi khuẩn và nấm trong đường ruột đảm bảo rằng các chức năng hệ thống tiêu hóa của bạn hoạt động tốt.
Ngăn chặn táo bón
Hẹ rất giàu chất xơ và điều này có nghĩa là nó cũng có thể hỗ trợ tiêu hóa thuận lợi. Trong quá trình tiêu hóa hẹ, chất xơ hình thành trong ruột giúp việc đào thải chất thải tốt hơn, hạn chế nguy cơ táo bón rất tốt.
Giúp ngăn ngừa ung thư
Hẹ là một nguồn tự nhiên của chất flavonoid và lưu huỳnh có thể ngăn chặn một số loại bệnh ung thư hiệu quả. Các chất này có thể "chiến đấu" chống lại các gốc tự do và ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư, nhất là ung thư đại tràng, vú, tuyến tiền liệt, phổi và dạ dày ...
Chống lại các vấn đề về da
Hẹ có đặc tính kháng khuẩn và chống nấ, vì vậy, nó đặc biệt tốt cho làn da của bạn và giảm nguy cơ bi nhiễm trùng da hoặc các bệnh về da khác. Nếu bị vết bầm tím trên da, bạn cũng có thể đắp lá hẹ để giảm tình trạng này.