Vi khuẩn Whitmore tăng đột biến ở miền Trung: Cách nào phòng tránh?

Google News

(Kiến Thức) - Bệnh Whitmore với tỉ lệ tử vong trung bình 40 - 60% có số ca bị nhiễm tăng đột biến ở miền Trung trong thời điểm khu vực này chịu tác động của bão lũ. Hiện chưa có vắc-xin phòng tránh và điều trị bệnh này.

Bệnh viện Trung ương Huế ngày 17-11, cho biết trong mùa bão lụt kéo dài tại các tỉnh miền Trung từ đầu tháng 10 đến nay đã khiến số lượt bệnh nhân mắc bệnh Whitmore (còn được biết đến với tên gọi "vi khuẩn ăn thịt người" - PV) nhập viện tăng đột biến.
Thống kê cho thấy Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp nhận 28 ca bệnh từ tháng 10 đến nay. Trong các bệnh nhân nhập viện có 50% bệnh nhân đến từ các tỉnh Nam Định, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị... Số còn lại đến từ các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền, Hương Thủy.. thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Vi khuan Whitmore tang dot bien o mien Trung: Cach nao phong tranh?
Bệnh nhân Whitmore đang điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Trung ương Huế. Ảnh: BV. 
Điều đáng lo ngại là khá nhiều bệnh nhân đến viện ở giai đoạn muộn của bệnh, khi đã có tình trạng nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn hoặc suy đa tạng... dẫn đến việc điều trị khó khăn, chi phí điều trị cao nhưng kết quả không khả quan.
Vi khuẩn gây bệnh Whitmore nguy hiểm ra sao?
Bệnh Whitmore rất ít gặp, không bùng phát thành dịch, tuy nhiên bệnh cảnh thường tiến triển rất nghiêm trọng, tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt với những người đang mắc bệnh mãn tính.
Vi khuẩn gây bệnh Whitmore khi vào cơ thể sẽ thâm nhập vào bên trong các bộ phận, thường gặp nhất là ở phổi. Ngoài ra, các cơ quan nội tạng như gan, thận, tim, cơ, da và các tuyến tiêu hóa cũng có thể chứa vi khuẩn. Bệnh Whitmore gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, cả ở nam và nữ, thường thấy ở những đối tượng có nghề nghiệp tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với đất và nước. Bên cạnh đó, bệnh Whitmore cũng hay gặp ở những người có các bệnh mãn tính, chẳng hạn như đái tháo đường, bệnh thận, bệnh phổi, suy giảm miễn dịch lâu ngày,…

Mời độc giả theo dõi video "Hội chứng bệnh lạ ở trẻ em liên quan Covid-19". Nguồn: THDT.

Biểu hiện lâm sàng của bệnh khá đa dạng với những triệu chứng như lở loét da, lên cơn sốt (nhiều kiểu sốt bao gồm sốt cơn, sốt kèm theo lạnh run hoặc sốt kéo dài), viêm đường tiết niệu, viêm phổi, suy hô hấp, áp xe ở gan, lách, nhiễm trùng máu và suy đa phủ tạng.
Cách phòng tránh bệnh Whitmore
Hiện chưa có vắc-xin phòng tránh và điều trị bệnh Whitmore. Do đó, để phòng bệnh Whitmore, người dân cần chủ động thực hiện:
Hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, bao gồm đất hoặc nước bùn lầy, đặc biệt là những nơi có ô nhiễm nặng;
Vi khuan Whitmore tang dot bien o mien Trung: Cach nao phong tranh?-Hinh-2
Khi có vết thương hở trên da, vết loét hoặc bỏng, bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có nguy cơ bị ô nhiễm và chứa vi khuẩn. Ảnh minh họa. 
 
Trang bị đầy đủ giày, dép và găng tay đối với những người thường xuyên phải làm việc ngoài trời, tránh tiếp xúc trực tiếp với đất và nước nhiễm bẩn;
Khi có vết thương hở trên da, vết loét hoặc bỏng, bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có nguy cơ bị ô nhiễm và chứa vi khuẩn. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì phải sử dụng băng chống thấm và cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, rửa sạch trước và ngay sau khi tiếp xúc;
Những người mắc các bệnh mãn tính như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch cần được điều trị ổn định, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn;
Nếu nghi ngờ mắc phải các triệu chứng bệnh, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám, phát hiện vi khuẩn gây bệnh và điều trị kịp thời.
Mặc dù ít gặp và không lây lan trực tiếp từ người sang người, nhưng công tác phòng tránh bệnh Whitmore vẫn cần được thực hiện để hạn chế khả năng mắc phải những triệu chứng nghiêm trọng của bệnh, nhất là với những đối tượng có nguy cơ cao.
Thảo Nguyên

>> xem thêm

Bình luận(0)