|
Uống bia rượu cũng là nguy cơ tăng bệnh tim mạch |
Theo ước tính năm 2016, Việt Nam có 548.800 người tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm tới 77 % số ca tử cong trong đó có 44 % số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm là trước tuổi 70. Gánh nặng bệnh tật do bệnh không lây nhiễm rất lớn chiếm tới 70 % gánh nặng bệnh tật.
Những bệnh đang "đè""nặng lên người Việt đứng đầu là bệnh tim mạch chiếm 31%, bệnh ung thư chiếm 19%, bệnh hô hấp mã tính chiếm 6%, bệnh đái tháo đường chiếm 4% ngoài ra còn do tai nạn thương tích, bệnh dinh dưỡng bà mẹ trẻ em….
Trong các bệnh không lây nhiễm thì bệnh tim mạch hiện đang gây gánh nặng tử vong lớn nhất ở Việt Nam, có 31 % số trường hợp tử vong là do bệnh tim mạch gây ra. Tăng huyết áp, đái tháo đường là hai nguyên nhân quan trọng của bệnh này.
Báo cáo điều tra quốc gia STEPS năm 2015 cho thấy cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người bị tăng huyết áp và 20 người thì có 1 người bị đái tháo đường. Như vậy, hiện nay Việt Nam có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp và 3 triệu người bị bệnh đái tháo đường. Tỷ lệ người mắc bệnh và phát hiện điều trị còn rất thấp.
Ước tính có gần 60% bệnh tăng huyết áp và gần 70% người đái tháo đường chưa được phát hiện bệnh và chỉ có khoảng 14% bệnh nhân tăng huyết áp và 29% bệnh nhân đái tháo đường đang được điều trị. Gần 30% người có nguy cơ tim mạch được quản lý và dự phòng.
Trong khi đó, sự gia tăng của bệnh không lây nói chung và bệnh tim mạch đều có thể phòng tránh được.
Theo nghiên cứu các hành vi nguy cơ gây bệnh không lây nhiễm như hút thuốc, uống rượu bia, ăn ít rau và trái cây, ăn nhiều muối, thiếu hoạt động thể lực còn rất cao. Taị điều tra quốc gia yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm năm 2015 và điều tra thuốc lá năm 2015 cho thấy người Việt đứng đầu là uống rượu bia, 77,3% nhóm người điều tra uống rượu bia. Có tới 63,1% nam giới, 51,4% nữ giới ăn ít rau xanh, trái cây hơn khuyến nghị 400 gram ngày. Một yếu tố đặc biệt quan trọng đó là thói quen ăn mặn. Người Việt ăn tới 9,4 mg muối/ngày vượt quá lượng muối khuyến nghị một ngày chỉ 5mg.
Số liệu điều tra toàn quốc yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm của Bộ Y tế năm 2015, hiện có 15,6% số người dân Việt Nam bị thừa cân béo phì (BMI≥25) và không có sự khác biệt giữa nam và nữ, tuy nhiên tỷ lệ này cao hơn ở thành thị (21,3%) so với nông thôn (12,6%). Số liệu củaTCYTTG cho thấy tình trạng thừa cân ở trẻ và vị thành niên từ 5 đến 19 tuổi cũng có xu hương gia tăng nhanh chóng ở cả hai giới từ 2,6% (cả nam và nữ tương đương nhau) năm 2002 lên 9,7% (11,7% với nam và 7,6 với nữ) năm 2016, tăng 273%.