Charissa Lee, người đứng đầu Bộ phận chuyên môn của Johnson & Johnson Vision Care khu vực Bắc Mỹ khuyến cáo, tuyệt đối không đeo kính áp tròng khi tắm. Đeo loại kính này, dù bạn tắm bằng vòi hoa sen hay ngâm mình trong bồn, hồ bơi đều tiềm ẩn rủi ro sức khỏe.Đồng quan điểm, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cũng cảnh báo, kính áp tròng không nên nhúng nước. Nguyên nhân bởi nước có thể chứa vi trùng có hại, gây tổn thương sức khỏe mắt.Không ít người thờ ơ với mối nguy sức khỏe từ các vi khuẩn có trong nước. Vậy nhưng, Gabriela Olivares, một chuyên gia đo thị lực của VSP Network Eye Doctor chỉ ra rằng tất cả các nguồn nước từ vòi hoa sen, bồn tắm nước nóng hay hồ bơi đều chứa vi khuẩn. Trong số đó, loại khuẩn acanthamoeba đặc biệt nguy hiểm. Nó còn được gọi là “amip ăn mắt”.Được biết, acanthamoeba là một trong những loại đơn bào phổ biến trong đất và thường tìm thấy trong nước ngọt và một số nơi khác. Các tế bào nhỏ, chiều dài dao động 15-35μm.Acanthamoeba có thể hình thành thể bào nang không hoạt động và đề kháng với sự thay đổi nhiệt độ và độ pH. Các bào nang dễ kháng lại hệ thống miễn dịch của vật chủ. Điều này giúp chúng tái xuất hiện nhiễm trùng.Khi kính áp tròng nhiễm khuẩn acanthamoeba, nó sẽ ăn mòn giác mạc, lớp ngoài cùng của nhãn cầu và tăng sinh. Hậu quả sẽ dẫn đến các triệu chứng như mắt ngứa rát, chảy nước mắt, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng, sưng phồng mí trên và đau mắt.Nói về sự nguy hiểm của đeo kính áp tròng khi tắm, chuyên gia đo thị lực Seamus Flynn đồng thời là chủ thương hiệu kính mắt Sapphire Eyewear cho biết: “Bình thường, phản xạ chớp mắt tự nhiên đủ làm sạch vi khuẩn acanthamoeba. Tuy nhiên, nếu bạn đeo kính áp tròng thì vi khuẩn sẽ có cơ hội bám trụ trên ống kính”.Theo CDC, ngoài mối nguy từ vi khuẩn acanthamoeba, nước cũng ảnh hưởng đến kính áp tròng khiến chúng thay đổi hình dạng, dày hơn và dính vào mắt của người dùng. Điều này không chỉ khó chịu mà còn làm xước giác mạc.Tuyệt đối không nên coi thường những vết xước nhỏ này bởi chúng là nơi lý tưởng để các vi khuẩn gây bệnh tấn công gây viêm nhiễm.Nguy hiểm là vậy song không phải lúc nào bạn cũng có thể ghi nhớ tháo kính áp tròng trước khi vào phòng tắm. Trường hợp này, Olivares khuyên bạn nên “nhắm mắt ngay lập tức rồi cẩn thận đi ra ngoài để tháo kính”. Một khi kính áp tròng được tháo ra, vi khuẩn gây bệnh sẽ dễ dàng bị loại bỏ vì không có gì để “bám víu” trong mắt bạn.Cần hết sức lưu ý, bạn chỉ nên tháo kính hoặc chạm vào kính áp tròng khi tay khô. Nếu không may kính áp tròng bị dính nước, bạn nên bỏ chúng hoặc khử trùng bằng dung dịch rửa kính thích hợp.Khi đeo kính áp tròng, nếu mắt xuất hiện các dấu hiệu bất thường như đau nhức, đỏ mắt, mờ mắt thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Việc phát hiện vấn đề bất thường sớm sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị. Ảnh: InternetMời độc giả xem video: Quảng Bình: Chủ tịch xã tử vong vì nhiễm vi khuẩn trong mưa lũ. Nguồn: THDT
Charissa Lee, người đứng đầu Bộ phận chuyên môn của Johnson & Johnson Vision Care khu vực Bắc Mỹ khuyến cáo, tuyệt đối không đeo kính áp tròng khi tắm. Đeo loại kính này, dù bạn tắm bằng vòi hoa sen hay ngâm mình trong bồn, hồ bơi đều tiềm ẩn rủi ro sức khỏe.
Đồng quan điểm, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cũng cảnh báo, kính áp tròng không nên nhúng nước. Nguyên nhân bởi nước có thể chứa vi trùng có hại, gây tổn thương sức khỏe mắt.
Không ít người thờ ơ với mối nguy sức khỏe từ các vi khuẩn có trong nước. Vậy nhưng, Gabriela Olivares, một chuyên gia đo thị lực của VSP Network Eye Doctor chỉ ra rằng tất cả các nguồn nước từ vòi hoa sen, bồn tắm nước nóng hay hồ bơi đều chứa vi khuẩn. Trong số đó, loại khuẩn acanthamoeba đặc biệt nguy hiểm. Nó còn được gọi là “amip ăn mắt”.
Được biết, acanthamoeba là một trong những loại đơn bào phổ biến trong đất và thường tìm thấy trong nước ngọt và một số nơi khác. Các tế bào nhỏ, chiều dài dao động 15-35μm.
Acanthamoeba có thể hình thành thể bào nang không hoạt động và đề kháng với sự thay đổi nhiệt độ và độ pH. Các bào nang dễ kháng lại hệ thống miễn dịch của vật chủ. Điều này giúp chúng tái xuất hiện nhiễm trùng.
Khi kính áp tròng nhiễm khuẩn acanthamoeba, nó sẽ ăn mòn giác mạc, lớp ngoài cùng của nhãn cầu và tăng sinh. Hậu quả sẽ dẫn đến các triệu chứng như mắt ngứa rát, chảy nước mắt, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng, sưng phồng mí trên và đau mắt.
Nói về sự nguy hiểm của đeo kính áp tròng khi tắm, chuyên gia đo thị lực Seamus Flynn đồng thời là chủ thương hiệu kính mắt Sapphire Eyewear cho biết: “Bình thường, phản xạ chớp mắt tự nhiên đủ làm sạch vi khuẩn acanthamoeba. Tuy nhiên, nếu bạn đeo kính áp tròng thì vi khuẩn sẽ có cơ hội bám trụ trên ống kính”.
Theo CDC, ngoài mối nguy từ vi khuẩn acanthamoeba, nước cũng ảnh hưởng đến kính áp tròng khiến chúng thay đổi hình dạng, dày hơn và dính vào mắt của người dùng. Điều này không chỉ khó chịu mà còn làm xước giác mạc.
Tuyệt đối không nên coi thường những vết xước nhỏ này bởi chúng là nơi lý tưởng để các vi khuẩn gây bệnh tấn công gây viêm nhiễm.
Nguy hiểm là vậy song không phải lúc nào bạn cũng có thể ghi nhớ tháo kính áp tròng trước khi vào phòng tắm. Trường hợp này, Olivares khuyên bạn nên “nhắm mắt ngay lập tức rồi cẩn thận đi ra ngoài để tháo kính”. Một khi kính áp tròng được tháo ra, vi khuẩn gây bệnh sẽ dễ dàng bị loại bỏ vì không có gì để “bám víu” trong mắt bạn.
Cần hết sức lưu ý, bạn chỉ nên tháo kính hoặc chạm vào kính áp tròng khi tay khô. Nếu không may kính áp tròng bị dính nước, bạn nên bỏ chúng hoặc khử trùng bằng dung dịch rửa kính thích hợp.
Khi đeo kính áp tròng, nếu mắt xuất hiện các dấu hiệu bất thường như đau nhức, đỏ mắt, mờ mắt thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt. Việc phát hiện vấn đề bất thường sớm sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị. Ảnh: Internet
Mời độc giả xem video: Quảng Bình: Chủ tịch xã tử vong vì nhiễm vi khuẩn trong mưa lũ. Nguồn: THDT