|
Uống trà quá nhiều gây nên những tác hại gì? |
Gây mất nước
Nước trà có chứ chất chống oxy hoá được gọi là tannin, tannin có một số lợi ích với sức khỏe nhưng quá nhiều tannin sẽ gây ra tình trạng thiếu chất sắt vì chúng cản trở khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể
Gây lo lắng
Hàm lượng caffeine trong trà có tác dụng tốt với một số người, nhưng lại ảnh hưởng đến nhiều người khác. Uống trà quá nhiều có thể dẫn đến bồn chồn, lo lắng, tăng nhịp tim và gây khó ngủ.
Gây nghiện
Nếu phụ thuộc vào trà hoặc cà phê trong thời gian dài, bạn sẽ khó khăn khi muốn hạn chế các loại đồ uống này và gặp phải những triệu chứng như nhức đầu, mệt mỏi, khó tập trung.
Xương nhiễm độc flour
Đây là một trong những vấn đề sức khỏe nguy hiểm khi uống trà quá nhiều. Trà có hàm lượng florua cao khiến xương nhiễm độc flour, dẫn đến đau nhức.
Ung thư tuyến tiền liệt
Đây là tác dụng phụ tồi tệ nhất của việc uống trà quá nhiều. Những người uống nhiều trà trong một ngày tăng 50% nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt.
Suy thận
Đây là tác dụng phụ hiếm gặp khi bạn uống nhiều trà, kể cả trà đá, tuy nhiên, trường hợp này vẫn có thể xảy ra. Gần đây, một người Mỹ 56 tuổi bị suy thận có liên quan đến việc tiêu thụ lượng trà quá cao.
Táo bón
Nhiều người tin rằng uống trà buổi sáng giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, nhưng sử dụng quá nhiều có thể gây tác hại. Một hóa chất trong trà gọi là theophylline có thể gây ra hiệu ứng khử nước trong ruột, dẫn đến táo bón.
Gây hại dạ dày
Caffeine trong trà đen có thể khiến dạ dày sản xuất các chất có tính axit. Do vậy, những người đang gặp phải các vấn đề về dạ dày như viêm loét dạ dày không nên uống trà đen.
Các vấn đề về tim mạch
Những người có bệnh tim hoặc đang hồi phục từ các rối loạn tim mạch nên tránh trà đen. Caffeine trong trà không tốt cho hệ thống tim mạch, làm trầm trọng thêm các vấn đề của cơ quan này nếu tiêu thụ nhiều.
Gây sảy thai
Caffeine trong trà có thể gây hại cho thai nhi, đe dọa sảy thai. Vì vậy, phụ nữ mang thai nên tránh uống trà hoặc cà phê.
Lợi tiểu và gây rối loạn giấc ngủ
Caffeine trong trà như thuốc lợi tiểu nhẹ, nhưng gây hại nếu dùng quá mức (khoảng 300 mg caffein tương đương với 6 cốc trà). Nó có thể gây gián đoạn giấc ngủ và mệt mỏi.
Những ai không nên uống trà xanh?
Người thiếu máu
Chất tananh trong lá trà sẽ kết hợp với chất sắt trong thực phẩm tạo thành chất lắng cặn không thể hấp thu được.
Người thiếu caxi và loãng xương
Chất kiềm thiên nhiên trong lá trà hạn chế sự hấp thu canxi trong nước tiểu, gây thiếu hụt caxi trong cơ thể.
Người loét dạ dày
Uống nhiều trà kích thích bài tiết ra quá nhiều axit. Chất tananh của trà làm giảm hoạt tính của men, khiến cho tế bào thành dạ dày tiết ra nhiều axit hơn. Những người bệnh nhẹ có thể uống trà đen pha đương hay pha sữa sau khi uống thuốc khoảng 2 giờ đồng hồ sẽ có lợi cho niêm mạc dạ dày.
Trẻ nhỏ 3 tuổi
Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi không nên uống trà vì trong trà có chứa axit tannic khi được đưa vào dạ dày, gặp chất sắt sẽ gây phản ứng, sinh ra những chất bất lợi khiến cho lượng sắt trong cơ thể bị thiếu hụt.
Người táo bón
Các chất phenol trong lá trà gây co niêm mạc dạ dày và ruột, ảnh hưởng đến hấp thu và tiêu hóa thức ăn, làm trầm trọng táo bón.
Người suy nhược thần kinh và mất ngủ
Chất caffeine trong lá trà gây hưng phấn thần kinh trung ương. Người suy nhược thần kinh và mất ngủ mà uống trà vào buổi chiều hoặc tối sẽ mất ngủ nặng hơn.
Người bị bệnh tim và cao huyết áp
Uống trà nhiều tim sẽ đập nhanh, nhịp tim cao, huyết áp tăng, hoàn toàn không có lợi cho người bị bệnh tim và huyết áp.
Người bị bệnh xơ cứng động mạch
Do trà có chất caffeine, nên làm tăng hưng phấn, đường huyết mạch dẫn đến não bị co rút, không cung cấp đủ máu cho đại não, lưu lượng máu chậm lại,phát sinh tắc động mạch não.
Người suy dinh dưỡng
Trà có tác dụng phân giải lipid, người suy dinh đưỡng mà uống nhiều trà lại càng thiếu hút dinh dưỡng hơn.
Người sốt cao
Caffein của trà làm tăng nhiệt độ cơ thể người và giảm hiệu quả thuốc.
Người bệnh gan
Nếu gan yếu mà uống trà nhiều gan sẽ phải làm việc quá tải, càng làm tổn thương gan.
Người bệnh sỏi đường tiết niệu
Trà chứa nhiều axit oxalic, axit này kết hợp với canxi trong nước tiểu tạo nên sỏi trong đường tiết niệu.
Phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh
Trà chứa hơn 30% axit oxalic, hạn chế niêm mạc dạ dày hấp thu sắt, kết hợp với phân tử sắt trong ruột và dạ dày tạo nên chất cặn không hấp thu được. Chất caffeine trong trà làm tăng nhịp tim, tăng áp lực tim và thận, kích thích nước tiểu, gây ngộ độc thai kỳ, ảnh hưởng đến sức khỏe của bào thai nên phụ nữ đang mang thai không nên uống trà.
Chất tananh của trà hòa vào tuần hoàn máu sẽ gây ức chế hormone tuyến sữa, làm thiếu sữa. Chất tananh còn thâm nhập vào tuyến sữa truyền sang cơ thể em bé, gây co giật dạ dày khóc thét lên không rõ nguyên nhân.