Chồng gia trưởng là do vợ nhịn riết sinh tật. Không có anh chồng nào lúc yêu đương mà dám gia trưởng với người yêu cả, các tật ấy sinh ra khi người vợ tự bắt mình "lép vế và nhường nhịn một cách quá mức" Anh nào được bố mẹ chiều quá sinh ra gia trưởng lấy phải "cô vợ cứng cổ" về cũng trị được cái một:) nên quan trọng là cô vợ có thớ hay không mà thôi.
Bản thân các anh chồng gia trưởng rất bảo thủ, thích sai vặt và có tính bắt bẻ. Đó là do các anh chồng này quen thói muốn gì được đó từ bé, được bố mẹ - ông bà cưng chiều xem là cái rốn của gia đình, cái gì cũng hay cái gì cũng đúng, … Riết rồi sanh tật không xem ai ra gì.
Không giấu diếm
Nhiều anh chồng gia trưởng nhưng lại có tính sĩ diện, hơn nữa nếu bạn luôn có tư tưởng "xấu chàng hổ ai" thì cần xem xét lại. Đừng nghĩ mọi việc trong gia đình chỉ nên đóng cửa bảo nhau, bởi tính gia trưởng có thể gây nên bạo lực nếu bạn cứ tiếp tục giấu diếm. Bạn nên chia sẻ với mọi người, bao gồm những người thân, họ hàng, bạn bè hay đồng nghiệp để họ biết tính cách của anh ấy và có thêm tác động tích cực. Hãy tự tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người đáng tin cậy chứ đừng bị động và chờ đợi sự thay đổi của anh ấy.
Chỉ ra hậu quả
|
Ảnh minh họa. |
Thông thường một cá nhân nào đó sẽ có thể thay đổi khi nhận hậu quả. Với một anh chồng gia trưởng khó chịu nếu không phải nhận bất cứ hậu quả nào thì rõ ràng anh ta sẽ tiếp tục các hành động sai lầm cũ. Vì vậy, bạn phải cho anh ta thấy hậu quả sẽ phải gánh chịu nếu cứ giữ mãi tính gia trưởng này, chẳng hạn anh ta sẽ mất đi tình yêu nơi vợ, mất niềm tin từ các con, thậm chí gia đình có thể sẽ ly tán…
Học cách sống chung với "lũ"
Đây là điều các bà vợ có chồng gia trưởng cần phải ghi nhớ nằm lòng vì không phải ông chồng nào cũng có thể thay đổi hoặc sự thay đổi đó vẫn chưa đủ hài lòng với các bà vợ. Nếu muốn sống chung với tính gia trưởng, khó tính của chồng, tốt nhất hãy áp dụng nguyên tắc: không nghe, không thấy, không biết. Vì đàn ông gia trưởng thường thích chỉ đạo, thích người khác phục tùng mình, thích thể hiện quyền lực với vợ, ghét tranh cãi. Nên khi phụ nữ gân cổ lên cãi thì chỉ làm mọi chuyện trở nên tệ hại hơn, cách tốt nhất để thay đổi chàng chính là: lờ đi.
Khi chồng phàn nàn, chê trách, tốt nhất là bạn nên im lặng, ậm ừ cho xong, đừng nói lại vì chỉ làm cuộc tranh luận kéo dài thêm. Khi chồng sai vặt, đừng làm theo ngay lập tức, hãy nói đang bận việc nọ việc kia để chồng tự làm, nếu bị chồng mắng, thì cứ nhẹ nhàng bảo chồng đợi rồi... cứ kệ cho chồng chờ dài cổ, chiêu này sẽ hạn chế tính sai vặt của chồng. Nếu là ông chồng nhạy cảm, lâu lâu sẽ nhận ra sự thay đổi của vợ, khi chồng hỏi, bạn hãy nhẹ nhàng trao đổi thẳng thắn với chồng về những suy nghĩ trong lòng mình. Cách trao đổi này sẽ thuyết phục chồng hơn là việc cứ càu nhàu, cãi vã với chồng.
Giúp chồng từ bỏ cá tính tiêu cực
Tiếp tay chồng phát huy tính xấu là một sai lầm mà chị nên tránh. Sợ và chiều theo chồng, chị sẽ biến anh ấy trở thành “cụ non khó tính.” Thiếu khéo léo trong ứng xử, chị sẽ bị lép vế dài dài và gây ra các ức chế tâm lý ở chị. Nhịn tiêu cực và lớn tiếng chống đối lại chồng là hai lối ứng xử thái cực nên tránh. Học cách thay đổi bản thân và theo đó thay đổi chồng để cả hai được hạnh phúc.
Chồng gia trưởng thích tạo ra hình ảnh vợ “ngoan hiền”, nói gì nghe đó, chứng tỏ quyền lực bằng sự ra lệnh, quát tháo. Khéo léo cư xử để chồng không bị “quê độ” trước sĩ diện hão với vợ, nhất là trước mặt người thân và bạn bè.
Chị cần chia sẻ rằng lối sống khắt khe, “tham công tiếc việc lắm, chỉ lo kiếm tiền” của anh ấy đã góp phần giết chết hạnh phúc mỗi giờ. Khéo đặt chồng vào hoàn cảnh của chị để chồng sớm hiểu và thông cảm với những khổ đau mà chị đã chịu đựng. Điều quan trọng là giúp chồng nhận ra rằng lối sống của anh ấy là có vấn đề, rất vô lý và không thể mang lại hạnh phúc cho chính anh ấy (vì quá mỏi mệt và căng thẳng), huống là mang lại hạnh phúc cho vợ con.