Một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg (Mỹ) cho thấy, ở các quốc gia có chương trình tiêm chủng vắc- xin BCG phòng lao rộng rãi có tỷ lệ tử vong do COVID-19 thấp hơn gần 6 lần so với các quốc gia không sử dụng nó.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy ở những nước đưa vắc-xin phòng bệnh lao vào chương trình tiêm chủng mở rộng, tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 thiệt mạng thấp hơn so với các quốc gia khác.
Nghiên cứu này vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và chưa được đăng tải lên các tạp chí chuyên ngành, chưa được đánh giá rộng rãi (công đoạn để các nhà khoa học kiểm chứng và đánh giá độ tin cậy của các công trình nghiên cứu của đồng nghiệp).
Nhóm chuyên gia sử dụng các dữ liệu được công khai và ước tính tỉ lệ bệnh nhân COVID-19 thiệt mạng ở 50 quốc gia có số ca nhiễm SARS-CoV-2 nhiều nhất.
Sau đó họ sẽ nhìn vào mối liên hệ giữa các số liệu này và một số yếu tố liên quan như năng lực của nền kinh tế, tỉ lệ dân số già... và cả chương trình tiêm chủng vắc-xin BCG của từng quốc gia tương ứng.
|
Các quốc gia áp dụng tiêm vắc-xin phòng chống lao cho người dân đã ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 thấp hơn 6 lần hơn so với các quốc gia không sử dụng. Ảnh minh họa. |
Vắc-xin BCG được tìm ra cách đây 99 năm, có tác dụng phòng bệnh lao và nằm trong chương trình tiêm chủng bắt buộc cho trẻ em dưới 14 tuổi ở nhiều nước.
Các thử nghiệm trước đây đã phát hiện ra những người được tiêm vắc-xin phòng lao đã cải thiện hệ thống miễn dịch và có thể tự bảo vệ mình khỏi bị nhiễm trùng.
Ví dụ, trong một thử nghiệm giữa người Mỹ bản địa, tiêm vắc-xin BCG ở thời thơ ấu có thể chống lại bệnh lao tới 60 năm sau khi tiêm vắc-xin.
Vắc-xin BCG được sử dụng để chống lại bệnh lao nhưng từ lâu nó đã được biết là có lợi ích sức khỏe khác như giúp hệ thống miễn dịch lại nhiễm trùng đường hô hấp.
Cơ chế chính xác của loại vắc-xin này giúp chống lại các bệnh nhiễn trùng khác (ngoài mục tiêu) vẫn chưa rõ, nhưng có một điều chắc chắn rằng vắc-xin này có thể giúp tăng cường miễn dịch bẩm sinh.
Ngoài ra, vắc-xin ngừa lao còn có tác dụng tăng cường bảo vệ chống lại các bệnh về đường hô hấp và đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận.
Ở Anh, tất cả các học sinh từ 10- 14 tuổi được tiêm vắc-xin từ năm 1953 đến 2005. Khi tỷ lệ nhiễm lao giảm, các bác sĩ đã từ bỏ tiêm phòng đại trà vào năm 2005, chuyển sang tiêm cho những người có nguy cơ cao, ví dụ, em bé có người thân bị nhiễm bệnh.
Các nhà nghiên cứu hy vọng vắc-xin BCG giúp tăng tốc cho hệ thống miễn dịch ở trạng thái sẵn sàng cao và có thể phát hiện, tiêu diệt virus trước khi virus tàn phá cơ thể.
Gần đây, một số nước thử nghiệm tiêm vắc-xin BCG trong việc hạn chế sự lây lan của SARS-CoV-2 trong cộng đồng.
Có khoảng 4.000 nhân viên y tế ở Australia tình nguyện tham gia thử nghiệm kéo dài sáu tháng của Viện nghiên cứu trẻ em Murdoch (MCRI).
Trong khi đó ở Hà Lan, một nhóm nghiên cứu cũng thực hiện phương pháp này trên 1.000 nhân viên y tế.
Các thử nghiệm vắc-xin BCG chống lại COVID-19 khác đang diễn ra ở Úc, Đan Mạch, Đức, Mỹ.
Hiện tại các nhà khoa học vẫn tìm hiểu hiểu rõ hơn vì sao vắc-xin BCG có thể chống lại không chỉ bệnh lao mà cả các vi khuẩn gây bệnh khác. Tuy nhiên, ngay cả khi vắc-xin BCG được chứng minh là có hiệu quả, người dân cũng không nên dự trữ và tự ý sử dụng.
SƠ ĐỒ CA BỆNH MỚI CẬP NHẬT 11/4/2020