Do thói quen hút thuốc lá, cơ thể mệt mỏi, hay lo lắng: Nếu ở tình trạng này, động mạch ngoại vi của bạn trở nên hẹp hơn, dẫn tới hạn chế sự lưu thông của máu đến bàn tay và bàn chân. Từ đó, dẫn đến tình trạng tay chân bị lạnh.Sự thay đổi hormone trước kỳ kinh nguyệt: Đây là thay đổi do nội tiết gây ra, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, mạch máu dưới da và làm giảm lưu lượng máu, làm máu lưu thông kém.Thiếu máu. Thiếu máu xảy ra khi cơ thể không có đủ các tế bào máu đỏ hoặc lượng hemoglobin trong máu thấp. Điều này đồng nghĩa với khả năng cung cấp oxy của máu giảm xuống, gây ra tay chân lạnh. Nguyên nhân thiếu máu có thể do bạn không tiêu thụ đủ chất sắt trong chế độ ăn hàng ngày, mất máu (trong thời kỳ "đèn đỏ", loét, chảy máu dạ dày...), một số bệnh ung thư, hoặc các rối loạn tiêu hóa. Lạnh tay chân mùa đông cũng có thể là biểu hiện ủ bệnh của một căn bệnh nào đó như hội chứng Raynaud (do thiếu máu cục bộ nhiều giai đoạn ở các đầu ngón tay, ngón chân). Nếu hiện tượng này diễn ra lâu dài sẽ dễ dẫn đến xơ da đầu ngón, cơ, xương cũng bị ảnh hưởng. Hội chứng này cũng dẫn tới các vấn đề về tuần hoàn, viêm phế quản mãn tính và bệnh động mạch.Suy giáp. Các tuyến giáp có liên quan mật thiết với nhiệt độ của cơ thể. Khi nó bị rối loạn, các chức năng cơ thể hoạt động chậm lại, bạn sẽ gặp phải các triệu chứng như mệt mỏi, táo bón, tăng cân và cảm giác luôn bị lạnh, đặc biệt ở đầu các ngón tay, ngón chân. Suy giáp thường gặp nhất ở phụ nữ và những người trên 50 tuổi.Huyết áp thấp. Hạ huyết áp, hay huyết áp thấp có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như mất nước, mất máu, tác dụng phụ của một số loại thuốc và rối loạn nội tiết tố. Khi huyết áp thấp, các mạch máu sẽ vận chuyển máu từ các chi về các cơ quan quan trọng hơn, gây thiếu máu ở tay chân, khiến bộ phận này bị lạnh.Thiếu vitamin B12. Vitamin B12 có trong thịt, thịt gia súc, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa rất quan trọng để xây dựng tế bào hồng cầu. Thiếu vitamin này đến một mức độ có thể làm giảm sản xuất hồng cầu, gây thiếu máu. Bệnh thiếu vitamin B12 thường xảy ra ở người ăn chay, người trên 50 tuổi đã mất khả năng hấp thu vitamin từ thực phẩm, bị bệnh đường tiêu hóa…Do mắc bệnh về tim mạch: Một số bệnh về tim mạch có thể là nguyên nhân khiến hai bàn tay và bàn chân lạnh. Sự thay đổi nhiệt độ bên ngoài có thể làm giảm hoặc làm mất khả năng lưu thông máu tới các chi.Thiếu ngủ. Không nghỉ ngơi đầy đủ có thể gây ức chế hệ thần kinh, từ đó ảnh hưởng tới khả năng điều chỉnh thân nhiệt của não bộ.Suy giảm hệ miễn dịch. Nếu bạn bị lạnh tay và chân thì có thể do hệ thống miễn dịch của bạn bị suy yếu. Hệ thống miễn dịch yếu có thể là do sự xuất hiện của ký sinh trùng trong cơ thể, dẫn đến nhiễm trùng và ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể.
Do thói quen hút thuốc lá, cơ thể mệt mỏi, hay lo lắng: Nếu ở tình trạng này, động mạch ngoại vi của bạn trở nên hẹp hơn, dẫn tới hạn chế sự lưu thông của máu đến bàn tay và bàn chân. Từ đó, dẫn đến tình trạng tay chân bị lạnh.
Sự thay đổi hormone trước kỳ kinh nguyệt: Đây là thay đổi do nội tiết gây ra, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, mạch máu dưới da và làm giảm lưu lượng máu, làm máu lưu thông kém.
Thiếu máu. Thiếu máu xảy ra khi cơ thể không có đủ các tế bào máu đỏ hoặc lượng hemoglobin trong máu thấp. Điều này đồng nghĩa với khả năng cung cấp oxy của máu giảm xuống, gây ra tay chân lạnh. Nguyên nhân thiếu máu có thể do bạn không tiêu thụ đủ chất sắt trong chế độ ăn hàng ngày, mất máu (trong thời kỳ "đèn đỏ", loét, chảy máu dạ dày...), một số bệnh ung thư, hoặc các rối loạn tiêu hóa.
Lạnh tay chân mùa đông cũng có thể là biểu hiện ủ bệnh của một căn bệnh nào đó như hội chứng Raynaud (do thiếu máu cục bộ nhiều giai đoạn ở các đầu ngón tay, ngón chân). Nếu hiện tượng này diễn ra lâu dài sẽ dễ dẫn đến xơ da đầu ngón, cơ, xương cũng bị ảnh hưởng. Hội chứng này cũng dẫn tới các vấn đề về tuần hoàn, viêm phế quản mãn tính và bệnh động mạch.
Suy giáp. Các tuyến giáp có liên quan mật thiết với nhiệt độ của cơ thể. Khi nó bị rối loạn, các chức năng cơ thể hoạt động chậm lại, bạn sẽ gặp phải các triệu chứng như mệt mỏi, táo bón, tăng cân và cảm giác luôn bị lạnh, đặc biệt ở đầu các ngón tay, ngón chân. Suy giáp thường gặp nhất ở phụ nữ và những người trên 50 tuổi.
Huyết áp thấp. Hạ huyết áp, hay huyết áp thấp có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như mất nước, mất máu, tác dụng phụ của một số loại thuốc và rối loạn nội tiết tố. Khi huyết áp thấp, các mạch máu sẽ vận chuyển máu từ các chi về các cơ quan quan trọng hơn, gây thiếu máu ở tay chân, khiến bộ phận này bị lạnh.
Thiếu vitamin B12. Vitamin B12 có trong thịt, thịt gia súc, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa rất quan trọng để xây dựng tế bào hồng cầu. Thiếu vitamin này đến một mức độ có thể làm giảm sản xuất hồng cầu, gây thiếu máu. Bệnh thiếu vitamin B12 thường xảy ra ở người ăn chay, người trên 50 tuổi đã mất khả năng hấp thu vitamin từ thực phẩm, bị bệnh đường tiêu hóa…
Do mắc bệnh về tim mạch: Một số bệnh về tim mạch có thể là nguyên nhân khiến hai bàn tay và bàn chân lạnh. Sự thay đổi nhiệt độ bên ngoài có thể làm giảm hoặc làm mất khả năng lưu thông máu tới các chi.
Thiếu ngủ. Không nghỉ ngơi đầy đủ có thể gây ức chế hệ thần kinh, từ đó ảnh hưởng tới khả năng điều chỉnh thân nhiệt của não bộ.
Suy giảm hệ miễn dịch. Nếu bạn bị lạnh tay và chân thì có thể do hệ thống miễn dịch của bạn bị suy yếu. Hệ thống miễn dịch yếu có thể là do sự xuất hiện của ký sinh trùng trong cơ thể, dẫn đến nhiễm trùng và ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể.