Với mức sống ngày càng được nâng cao, quan niệm sức khỏe của con người cũng có nhiều thay đổi. Nhiều người thay vì ăn trái cây tươi lại chọn cách làm nước ép trái cây. Họ cho rằng nước ép trái cây bổ dưỡng, dễ hấp thụ và ngon miệng hơn. Thế nhưng, ít người biết rằng, nước ép trái cây có hại cho răng. Axit ăn mòn răng: Hầu hết các loại nước trái cây đều có tính axit, sau khi ép, nước trái cây tiết ra nhiều đường và axit trái cây hơn. Khi axit tác động trực tiếp lên men răng của bề mặt răng, nó sẽ làm tan các tinh thể hydroxyapatite trong men răng, phá hủy siêu cấu trúc của men răng, gây ra hiện tượng axit ăn mòn và khử khoáng men răng.Lượng đường cao trong nước trái cây cũng lên men, tạo ra axit dưới tác động của vi khuẩn, đẩy nhanh quá trình khử khoáng và làm tan men răng. Độ pH của nước trái cây càng thấp thì độ ngọt càng cao, thời gian ngâm càng lâu thì càng hại và tác dụng khử khoáng càng rõ rệt. Nó thường được gọi trên lâm sàng là hiện tượng mòn răng.Xói mòn răng khiến mọi người, đặc biệt là trẻ em dễ bị sâu răng hơn. Răng bị axit trái cây ăn mòn có khoang tủy rộng, cấu trúc răng mất nhanh, điều này sẽ dẫn đến tình trạng răng quá nhạy cảm, viêm và lộ tủy, gây hỏng thân răng, mất răng, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và phát âm.Ngoài ra, hiện tượng mòn răng do axit nước ép trái cây cũng là một yếu tố nguy cơ cao dẫn đến mòn răng vĩnh viễn. Trái cây tốt cho sức khỏe hơn khi ăn trực tiếp: Bã trái cây rất giàu chất xơ, có thể làm giảm bớt sự ăn mòn của các chất có tính axit trên răng, đồng thời cũng làm giảm lượng đường hấp thụ ở một mức độ nhất định. Nhai trái cây cũng có thể luyện sức nhai của răng.So với trái cây tươi, chất xơ và một phần chất dinh dưỡng trong nước trái cây bị loại bỏ trong quá trình chiết xuất nước ép. Thế nhưng lượng đường lại tăng, quá nhiều đường sẽ ảnh hưởng đến răng.Răng rụng, răng sâu không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn gây đau nhức, ăn nhai bị giảm sút rõ rệt, ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng. Ở trẻ em, nó ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ, giảm sức đề kháng của cơ thể. Sâu răng cũng có thể phát triển thành viêm nha chu đỉnh, ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn.Các bậc cha mẹ nên giảm tần suất và lượng nước ép cho trẻ càng nhiều càng tốt. Thay vì uống nước ép, hãy ăn trái cây tươi để bổ sung dinh dưỡng. Khi uống nước trái cây, bạn có thể dùng ống hút để giảm tiếp xúc trực tiếp giữa nước trái cây và răng.Sau khi uống nước ép, hãy súc miệng với nước lọc và đánh răng sau nửa giờ! Vừa uống nước trái cây xong, men răng sẽ hình thành nhiều lỗ chân lông li ti, độ cứng giảm dần, lúc này việc đánh răng sẽ gây tổn thương thứ phát cho men răng.Mời quý độc giả xem video: 3 phút để hiểu về răng khôn.
Nguồn: Vinmec.
Với mức sống ngày càng được nâng cao, quan niệm sức khỏe của con người cũng có nhiều thay đổi. Nhiều người thay vì ăn trái cây tươi lại chọn cách làm nước ép trái cây. Họ cho rằng nước ép trái cây bổ dưỡng, dễ hấp thụ và ngon miệng hơn. Thế nhưng, ít người biết rằng, nước ép trái cây có hại cho răng.
Axit ăn mòn răng: Hầu hết các loại nước trái cây đều có tính axit, sau khi ép, nước trái cây tiết ra nhiều đường và axit trái cây hơn. Khi axit tác động trực tiếp lên men răng của bề mặt răng, nó sẽ làm tan các tinh thể hydroxyapatite trong men răng, phá hủy siêu cấu trúc của men răng, gây ra hiện tượng axit ăn mòn và khử khoáng men răng.
Lượng đường cao trong nước trái cây cũng lên men, tạo ra axit dưới tác động của vi khuẩn, đẩy nhanh quá trình khử khoáng và làm tan men răng. Độ pH của nước trái cây càng thấp thì độ ngọt càng cao, thời gian ngâm càng lâu thì càng hại và tác dụng khử khoáng càng rõ rệt. Nó thường được gọi trên lâm sàng là hiện tượng mòn răng.
Xói mòn răng khiến mọi người, đặc biệt là trẻ em dễ bị sâu răng hơn. Răng bị axit trái cây ăn mòn có khoang tủy rộng, cấu trúc răng mất nhanh, điều này sẽ dẫn đến tình trạng răng quá nhạy cảm, viêm và lộ tủy, gây hỏng thân răng, mất răng, ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai và phát âm.
Ngoài ra, hiện tượng mòn răng do axit nước ép trái cây cũng là một yếu tố nguy cơ cao dẫn đến mòn răng vĩnh viễn.
Trái cây tốt cho sức khỏe hơn khi ăn trực tiếp: Bã trái cây rất giàu chất xơ, có thể làm giảm bớt sự ăn mòn của các chất có tính axit trên răng, đồng thời cũng làm giảm lượng đường hấp thụ ở một mức độ nhất định. Nhai trái cây cũng có thể luyện sức nhai của răng.
So với trái cây tươi, chất xơ và một phần chất dinh dưỡng trong nước trái cây bị loại bỏ trong quá trình chiết xuất nước ép. Thế nhưng lượng đường lại tăng, quá nhiều đường sẽ ảnh hưởng đến răng.
Răng rụng, răng sâu không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn gây đau nhức, ăn nhai bị giảm sút rõ rệt, ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng. Ở trẻ em, nó ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ, giảm sức đề kháng của cơ thể. Sâu răng cũng có thể phát triển thành viêm nha chu đỉnh, ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn.
Các bậc cha mẹ nên giảm tần suất và lượng nước ép cho trẻ càng nhiều càng tốt. Thay vì uống nước ép, hãy ăn trái cây tươi để bổ sung dinh dưỡng. Khi uống nước trái cây, bạn có thể dùng ống hút để giảm tiếp xúc trực tiếp giữa nước trái cây và răng.
Sau khi uống nước ép, hãy súc miệng với nước lọc và đánh răng sau nửa giờ! Vừa uống nước trái cây xong, men răng sẽ hình thành nhiều lỗ chân lông li ti, độ cứng giảm dần, lúc này việc đánh răng sẽ gây tổn thương thứ phát cho men răng.
Mời quý độc giả xem video: 3 phút để hiểu về răng khôn.
Nguồn: Vinmec.