Mảng bám: Mảng bám hình thành khi các thực phẩm chứa carbs như sữa, nước ngọt, mứt, bánh kẹo còn thừa lại trên răng. Vi khuẩn trong miệng phát triển trên các mảng thức ăn này, sản sinh ra axit. Theo thời gian, axit sẽ hủy hoại men răng, gây sâu răng.Vi khuẩn: Khoang miệng chứa vô số vi khuẩn, mà phần lớn là vô hại. Việc vệ sinh răng miệng tốt sẽ giữ các vi khuẩn trong tầm kiểm soát. Tuy vậy, nếu vệ sinh răng miệng kém, lượng vi khuẩn sẽ tăng đến mức gây nhiễm khuẩn khoang miệng, như sâu răng hay viêm lợi.Khô miệng: Nước bọt giúp giữ ẩm và làm sạch khoang miệng; đồng thời kiểm soát vi khuẩn và nấm giúp ngăn viêm nhiễm khoang miệng. Khi không sản sinh đủ nước bọt, khoang miệng bị khô và dễ viêm nhiễm.Hút thuốc lá: Hút thuốc lá gây nhiều vấn đề về răng miệng như hôi miệng, xỉn màu răng, viêm tuyến nước bọt, tích tụ mảng bám và cao răng, giảm mật độ xương hàm. Hút thuốc là nhân tố rủi ro hàng đầu liên quan đến các bệnh về lợi.Dược phẩm: Các dược phẩm điều trị ung thư, cao huyết áp, đau dữ dội, trầm cảm, dị ứng, hay cảm lạnh có thể có tác động xấu đến sức khỏe răng miệng. Bạn nên báo cho nha sĩ về các loại thuốc mình đang sử dụng.Tiểu đường: Người bị tiểu đường có khả năng tự vệ kém hơn đối với vi khuẩn trong khoang miệng, do đó dễ bị viêm lợi và nhiễm khuẩn các xương hàm hơn. Tiểu đường còn làm giảm lượng máu đến lợi, khiến lợi dễ bị viêm nhiễm hơn; đồng thời gây khô miệng, tăng nguy cơ sâu răng và mảng bám.Thay đổi hormone: Phụ nữ dễ gặp các vấn đề về răng miệng hơn do các thay đổi hormone mà họ trải qua. Hormone không chỉ ảnh hưởng đến lượng máu đến lợi mà còn ảnh hưởng đến phản ứng của cơ thể đối với các độc tố từ mảng bám.
Mảng bám: Mảng bám hình thành khi các thực phẩm chứa carbs như sữa, nước ngọt, mứt, bánh kẹo còn thừa lại trên răng. Vi khuẩn trong miệng phát triển trên các mảng thức ăn này, sản sinh ra axit. Theo thời gian, axit sẽ hủy hoại men răng, gây sâu răng.
Vi khuẩn: Khoang miệng chứa vô số vi khuẩn, mà phần lớn là vô hại. Việc vệ sinh răng miệng tốt sẽ giữ các vi khuẩn trong tầm kiểm soát. Tuy vậy, nếu vệ sinh răng miệng kém, lượng vi khuẩn sẽ tăng đến mức gây nhiễm khuẩn khoang miệng, như sâu răng hay viêm lợi.
Khô miệng: Nước bọt giúp giữ ẩm và làm sạch khoang miệng; đồng thời kiểm soát vi khuẩn và nấm giúp ngăn viêm nhiễm khoang miệng. Khi không sản sinh đủ nước bọt, khoang miệng bị khô và dễ viêm nhiễm.
Hút thuốc lá: Hút thuốc lá gây nhiều vấn đề về răng miệng như hôi miệng, xỉn màu răng, viêm tuyến nước bọt, tích tụ mảng bám và cao răng, giảm mật độ xương hàm. Hút thuốc là nhân tố rủi ro hàng đầu liên quan đến các bệnh về lợi.
Dược phẩm: Các dược phẩm điều trị ung thư, cao huyết áp, đau dữ dội, trầm cảm, dị ứng, hay cảm lạnh có thể có tác động xấu đến sức khỏe răng miệng. Bạn nên báo cho nha sĩ về các loại thuốc mình đang sử dụng.
Tiểu đường: Người bị tiểu đường có khả năng tự vệ kém hơn đối với vi khuẩn trong khoang miệng, do đó dễ bị viêm lợi và nhiễm khuẩn các xương hàm hơn. Tiểu đường còn làm giảm lượng máu đến lợi, khiến lợi dễ bị viêm nhiễm hơn; đồng thời gây khô miệng, tăng nguy cơ sâu răng và mảng bám.
Thay đổi hormone: Phụ nữ dễ gặp các vấn đề về răng miệng hơn do các thay đổi hormone mà họ trải qua. Hormone không chỉ ảnh hưởng đến lượng máu đến lợi mà còn ảnh hưởng đến phản ứng của cơ thể đối với các độc tố từ mảng bám.