Cá tuyết là một thực phẩm không thể thiếu trong mùa lễ hội, giáng sinh hay chào năm mới ở phương Tây. Thậm chí, loài cá này còn được viết thành sách: "Cá tuyết - biên niên sử loài cá đã làm thay đổi thế giới". Đặc biệt, món cá tuyết muối được người Ý thưởng thức suốt từ Noel cho tới những ngày đầu năm mới.Ở Cuba, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hungary và Áo, lợn tượng trưng cho sự tiến bộ và sự phát triển. Người ta cho rằng động vật này không bao giờ đi lùi lại bởi thói quen ăn uống của chúng (lợn thường sục mõm về phía trước để ăn hết thức ăn trong máng). Thịt lợn xông khói luôn là món ăn yêu thích quanh năm của người dân nơi đây, đặc biệt là những ngày đầu năm mới.Đậu lăng có màu xanh lá và hình dáng giống với đồng xu nên tượng trưng cho hy vọng và tiền bạc. Bữa ăn đầu năm mới ở Ý thường có món Cotechino con Lenticchie (đậu lăng xanh với xúc xích) để mong muốn một năm phát đạt và thịnh vượng. Đậu lăng cũng được coi là món rau may mắn ở Hungary và chế biến thành món súp đậu lăng ăn trong ngày đầu năm mới.Các loại rau xanh nhiều lá (bao gồm cải xoăn, cái bắp và loại rau cải xanh lá nhỏ) được người dân châu Âu - Mỹ rất ưa chuộng sử dụng vào ngày đầu năm mới bởi màu xanh và hình dáng của những loại rau này giống như tiền giấy. Người ta tin rằng ăn nhiều những loại rau này thì bạn càng giàu có và tất nhiên là khoẻ mạnh nữa. Người dân Đan Mạch hầm cải xoăn với đường và quế, còn người Đức thì ăn cải bắp muối chua. Ở miền Nam nước Mỹ người ta ăn nhiều rau cải rổ trong bữa ăn Giao thừa.Đậu mắt đen được coi là điều may mắn bởi hình dáng của nó giống đồng xu. Đậu mắt đen được sử dụng trong một món ăn truyền thống của miền Nam nước Mỹ có tên Hoppin’ John sau ngày đầu tiên của năm mới với hy vọng một năm mới thịnh vượng, dư dả. Đậu mắt đen được coi là điều may mắn bởi hình dáng của nó giống đồng xu. Đậu mắt đen được sử dụng trong một món ăn truyền thống của miền Nam nước Mỹ có tên Hoppin’ John sau ngày đầu tiên của năm mới với hy vọng một năm mới thịnh vượng, dư dả.Bánh mỳ bắp là món ăn yêu thích ở miền nam nước Mỹ và được đặc biệt xem trọng trong những ngày năm mới. Vì màu sắc của nó giống với màu của vàng. Để chắc chắn có thêm may mắn, nhiều người thêm hạt bắp vào món bánh mỳ bắp, bởi trông chúng giống như những hạt vàng tự nhiên.Ăn bất cứ trái cây nào có hình tròn vào ngày đầu năm mới là tục lệ thường gặp ở nhiều nước, dù số lượng múi trái cây thường khác nhau. Chẳng hạn, ở Philippin, số 13 được coi là số may mắn, còn ở châu Âu và Mỹ, con số đó là 12, đại diện cho 12 tháng trong năm. Dù ở đâu, hình dáng của trái cây đều phải giống như đồng xu và có vị ngọt ngào.Ở Thổ Nhĩ Kỳ, quả lựu đại diện cho sự may mắn bởi màu đỏ của loại quả này tượng trưng cho trái tim của con người, hàm ý cuộc sống và khả năng sinh sản. Lựu cũng chứa nhiều chất có khả năng chữa bệnh nên đại diện cho sức khoẻ. Những hạt lựu tròn căng mọng đại diện cho sự thịnh vượng. Những điều này giúp lựu trở thành trái cây cho một sự khởi đầu tươi mới, may mắn.Trong bữa ăn Giao thừa đón năm mới ở Tây Ban Nha không thể thiếu một chùm nho gồm 12 trái cho mỗi người tham dự. Mỗi trái tương ứng với một tiếng chuông nhà thờ báo hiệu thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Theo tục lệ ở đây, mỗi người sẽ phải ăn hết chùm nho 12 trái trước khi tiếng chuông cuối cùng ngân lên báo hiệu năm mới đã đến. Riêng ở Peru thì chùm nho có tới 13 trái và trái thứ 13 được coi là trái nho của sự may mắn.Trung Quốc, Nhật Bản, và nhiều quốc gia châu Á khác có phong tục ăn mỳ sợi dài trong những ngày năm mới bởi đây là thực phẩm mang ý nghĩa sống lâu. Vì thế, đây được coi là mỳ Trường Thọ, khởi đầu cho năm mới sức khỏe, không ốm đau, bệnh tật.
Cá tuyết là một thực phẩm không thể thiếu trong mùa lễ hội, giáng sinh hay chào năm mới ở phương Tây. Thậm chí, loài cá này còn được viết thành sách: "Cá tuyết - biên niên sử loài cá đã làm thay đổi thế giới". Đặc biệt, món cá tuyết muối được người Ý thưởng thức suốt từ Noel cho tới những ngày đầu năm mới.
Ở Cuba, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hungary và Áo, lợn tượng trưng cho sự tiến bộ và sự phát triển. Người ta cho rằng động vật này không bao giờ đi lùi lại bởi thói quen ăn uống của chúng (lợn thường sục mõm về phía trước để ăn hết thức ăn trong máng). Thịt lợn xông khói luôn là món ăn yêu thích quanh năm của người dân nơi đây, đặc biệt là những ngày đầu năm mới.
Đậu lăng có màu xanh lá và hình dáng giống với đồng xu nên tượng trưng cho hy vọng và tiền bạc. Bữa ăn đầu năm mới ở Ý thường có món Cotechino con Lenticchie (đậu lăng xanh với xúc xích) để mong muốn một năm phát đạt và thịnh vượng. Đậu lăng cũng được coi là món rau may mắn ở Hungary và chế biến thành món súp đậu lăng ăn trong ngày đầu năm mới.
Các loại rau xanh nhiều lá (bao gồm cải xoăn, cái bắp và loại rau cải xanh lá nhỏ) được người dân châu Âu - Mỹ rất ưa chuộng sử dụng vào ngày đầu năm mới bởi màu xanh và hình dáng của những loại rau này giống như tiền giấy. Người ta tin rằng ăn nhiều những loại rau này thì bạn càng giàu có và tất nhiên là khoẻ mạnh nữa. Người dân Đan Mạch hầm cải xoăn với đường và quế, còn người Đức thì ăn cải bắp muối chua. Ở miền Nam nước Mỹ người ta ăn nhiều rau cải rổ trong bữa ăn Giao thừa.
Đậu mắt đen được coi là điều may mắn bởi hình dáng của nó giống đồng xu. Đậu mắt đen được sử dụng trong một món ăn truyền thống của miền Nam nước Mỹ có tên Hoppin’ John sau ngày đầu tiên của năm mới với hy vọng một năm mới thịnh vượng, dư dả. Đậu mắt đen được coi là điều may mắn bởi hình dáng của nó giống đồng xu. Đậu mắt đen được sử dụng trong một món ăn truyền thống của miền Nam nước Mỹ có tên Hoppin’ John sau ngày đầu tiên của năm mới với hy vọng một năm mới thịnh vượng, dư dả.
Bánh mỳ bắp là món ăn yêu thích ở miền nam nước Mỹ và được đặc biệt xem trọng trong những ngày năm mới. Vì màu sắc của nó giống với màu của vàng. Để chắc chắn có thêm may mắn, nhiều người thêm hạt bắp vào món bánh mỳ bắp, bởi trông chúng giống như những hạt vàng tự nhiên.
Ăn bất cứ trái cây nào có hình tròn vào ngày đầu năm mới là tục lệ thường gặp ở nhiều nước, dù số lượng múi trái cây thường khác nhau. Chẳng hạn, ở Philippin, số 13 được coi là số may mắn, còn ở châu Âu và Mỹ, con số đó là 12, đại diện cho 12 tháng trong năm. Dù ở đâu, hình dáng của trái cây đều phải giống như đồng xu và có vị ngọt ngào.
Ở Thổ Nhĩ Kỳ, quả lựu đại diện cho sự may mắn bởi màu đỏ của loại quả này tượng trưng cho trái tim của con người, hàm ý cuộc sống và khả năng sinh sản. Lựu cũng chứa nhiều chất có khả năng chữa bệnh nên đại diện cho sức khoẻ. Những hạt lựu tròn căng mọng đại diện cho sự thịnh vượng. Những điều này giúp lựu trở thành trái cây cho một sự khởi đầu tươi mới, may mắn.
Trong bữa ăn Giao thừa đón năm mới ở Tây Ban Nha không thể thiếu một chùm nho gồm 12 trái cho mỗi người tham dự. Mỗi trái tương ứng với một tiếng chuông nhà thờ báo hiệu thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Theo tục lệ ở đây, mỗi người sẽ phải ăn hết chùm nho 12 trái trước khi tiếng chuông cuối cùng ngân lên báo hiệu năm mới đã đến. Riêng ở Peru thì chùm nho có tới 13 trái và trái thứ 13 được coi là trái nho của sự may mắn.
Trung Quốc, Nhật Bản, và nhiều quốc gia châu Á khác có phong tục ăn mỳ sợi dài trong những ngày năm mới bởi đây là thực phẩm mang ý nghĩa sống lâu. Vì thế, đây được coi là mỳ Trường Thọ, khởi đầu cho năm mới sức khỏe, không ốm đau, bệnh tật.