Sở dĩ được gọi là cá tắc kè vì loài cá xấu xí này gần giống loài tắc kè sống trên cạn, chỉ khác da màu đỏ và đuôi khá dài. Thịt cá tắc kè tính hiền, nhiều dưỡng chất có thể phù hợp với mọi thể trạng.Cá tắc kè là loại cá sống ở vùng biển khá xa, cách bờ đến cả trăm hải lý. Xưa kia, do hình thù xấu xí đến gớm ghiếc, hơn nữa phần thịt của cá tắc kè chỉ chiếm khoảng 1/3 trọng lượng cơ thể nên chẳng mấy ai để ý. Loại cá này chỉ được người dân và các cơ sở chế biến mua về để làm thức ăn cho gia súc.Bỗng dưng mấy năm gần đây, sau khi biết cách chế biến và thưởng thức đúng “chuẩn” thì nhiều người mới nhận ra hương vị thơm ngon “thượng hạng” của cá tắc kè.Cá tắc kè cũng như một số loại cá biển khác, có thể chế biến thành nhiều món, nhưng chỉ có đem nướng trên than củi thì món ăn mới thực sự là “số một”.Nhiều người còn mê mệt khi thưởng thức món cá tắc kè nướng mọi. Khâu sơ chế phải khéo léo. Sau khi làm sạch, để nguyên con, nếu cá to quá cắt làm đôi cũng được.Cá đặt lên vỉ, nướng đều trên bếp than. Nướng với lửa vừa phải, lật cá liên tục đến lúc chín vàng, khi ấy đã nghe mùi thơm rất nồng bay lên ngào ngạt.Thực khách yêu thích món cá tắc kè nướng mọi bởi thịt cá chín săn chắc một cách hoang sơ, lại được chín qua lớp da, vảy dày nên không bị khô, vẹn nguyên mùi biển, “sạch tươm”, không vương chút gia vị nào.Khi ăn cá tắc kè chỉ cần gạt bỏ lớp da, vảy bên ngoài thì phần thịt cá màu trắng đục sẽ lộ ra. Vị ngọt, ngon và mùi thơm đến "điếc" mũi của món ăn sẽ khiến thực khách “thích mê”.Thịt cá tắc kè ngon đến độ còn mang lại cho người thưởng thức cảm giác tựa như khi ăn thịt gà đồng. Vì thế loài cá này còn được nhiều người gọi tên là đặc sản "gà biển".Ngoài nướng, cá tắc kè còn được nấu thành các món ăn trong gia đình. Điển hình có món cá tắc kè dầm mắm ăn chung với rau sống. Đặc biệt, có món cá tắc kè hấp rất được người dân miền Trung đem ra đãi du khách khi tới những nơi đây. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.
Sở dĩ được gọi là cá tắc kè vì loài cá xấu xí này gần giống loài tắc kè sống trên cạn, chỉ khác da màu đỏ và đuôi khá dài. Thịt cá tắc kè tính hiền, nhiều dưỡng chất có thể phù hợp với mọi thể trạng.
Cá tắc kè là loại cá sống ở vùng biển khá xa, cách bờ đến cả trăm hải lý. Xưa kia, do hình thù xấu xí đến gớm ghiếc, hơn nữa phần thịt của cá tắc kè chỉ chiếm khoảng 1/3 trọng lượng cơ thể nên chẳng mấy ai để ý. Loại cá này chỉ được người dân và các cơ sở chế biến mua về để làm thức ăn cho gia súc.
Bỗng dưng mấy năm gần đây, sau khi biết cách chế biến và thưởng thức đúng “chuẩn” thì nhiều người mới nhận ra hương vị thơm ngon “thượng hạng” của cá tắc kè.
Cá tắc kè cũng như một số loại cá biển khác, có thể chế biến thành nhiều món, nhưng chỉ có đem nướng trên than củi thì món ăn mới thực sự là “số một”.
Nhiều người còn mê mệt khi thưởng thức món cá tắc kè nướng mọi. Khâu sơ chế phải khéo léo. Sau khi làm sạch, để nguyên con, nếu cá to quá cắt làm đôi cũng được.
Cá đặt lên vỉ, nướng đều trên bếp than. Nướng với lửa vừa phải, lật cá liên tục đến lúc chín vàng, khi ấy đã nghe mùi thơm rất nồng bay lên ngào ngạt.
Thực khách yêu thích món cá tắc kè nướng mọi bởi thịt cá chín săn chắc một cách hoang sơ, lại được chín qua lớp da, vảy dày nên không bị khô, vẹn nguyên mùi biển, “sạch tươm”, không vương chút gia vị nào.
Khi ăn cá tắc kè chỉ cần gạt bỏ lớp da, vảy bên ngoài thì phần thịt cá màu trắng đục sẽ lộ ra. Vị ngọt, ngon và mùi thơm đến "điếc" mũi của món ăn sẽ khiến thực khách “thích mê”.
Thịt cá tắc kè ngon đến độ còn mang lại cho người thưởng thức cảm giác tựa như khi ăn thịt gà đồng. Vì thế loài cá này còn được nhiều người gọi tên là đặc sản "gà biển".
Ngoài nướng, cá tắc kè còn được nấu thành các món ăn trong gia đình. Điển hình có món cá tắc kè dầm mắm ăn chung với rau sống. Đặc biệt, có món cá tắc kè hấp rất được người dân miền Trung đem ra đãi du khách khi tới những nơi đây. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video "Chế biến món ngon từ nấm đông cô". Nguồn: VTC.