Mời quý độc giả xem video:
Anatoli Brouchkov, trưởng Khoa nghiên cứu địa chất học thuộc Đại học Moscow (Nga) đã quả quyết ông đã không bị cảm cúm trong suốt 2 năm sau khi tiêm một loại vi khuẩn có tên Bacillus F vào cơ thể mình.
Vi khuẩn Bacillus F được ông Brouchkov phát hiện vào năm 2009. Nó nằm mắc kẹt trong tầng đất đóng băng vĩnh cửu cổ xưa, khoảng 3,5 triệu năm tuổi tại khu vực núi Mammoth ở Cộng hòa Sakha, hay còn được biết đến với tên gọi Yakutia, vùng lớn nhất thuộc Siberia, Nga.
|
Tiến sĩ Anatoli Brouchkov tại nơi phát hiện ra vi khuẩn Bacillus F. |
Các thử nghiệm với vi khuẩn Bacillus F đã được tiến hành với chuột bạch và các tế bào máu của người. Tuy nhiên, ông Brouchkov đã có một quyết định táo bạo đó là thử nghiệm loại vi khuẩn cổ trên chính cơ thể mình.
Theo tin tức từ báo Siberian Times, vi khuẩn Bacillus F trong thực tế còn tồn tại với một lượng cực nhỏ trong nước tại khu vực đã phát hiện ra nó. Và có thể nó đang xâm nhập vào môi trường nước, do đó tộc người địa phương - Yakut đã hấp thu chúng cùng với nước trong một thời gian dài và họ có vẻ sống thọ hơn một số dân tộc khác.
|
Vi khuẩn 3,5 triệu năm tuổi Bacillus F. |
Sau khi thử nghiệm trên chính cơ thể mình, ông Brouchkov chưa nhận thấy nguy hiểm nào với cơ thể, ông bắt đầu làm việc lâu hơn và chưa hề bị cảm cúm trong suốt 2 năm qua. Tuy nhiên, ông Brouchkov thừa nhận không hay biết về việc vi khuẩn Bacillus F đang tác động như thế nào đến cơ thể ông.
Ông Brouchkov cũng nhấn mạnh về việc nếu có thể tìm ra cách vi khuẩn Bacillus F làm thế nào để sống sót sau hàng triệu năm, ông và các cộng sự sẽ có thể phát hiện công cụ giúp kéo dài tuổi thọ con người.
Tiến sĩ Viktor Chernyavsky, chuyên gia nghiên cứu bệnh dịch ở Yakutsk, mô tả khám phá trên là một "đột phá khoa học". Theo ông, nếu Bacillus F được chứng minh sử dụng an toàn ở người, nó có thể giúp cải thiện đáng kể sức khỏe của chúng ta, dẫn tới sự ra đời của một "tiên dược" giúp con người trường sinh, bất lão và thậm chí bất tử.