Kéo dài chi là kỹ thuật đã được phát triển trên cơ sở khoa học từ những năm 1950 với công trình của TS. Gravrill A. Ilizarov, người Nga. Từ đó đến nay kỹ thuật kéo dài chi của ông đã được áp dụng trên toàn thế giới và hiện nay có nhiều trung tâm chuyên về điều trị cho những người có chiều cao ngắn hơn bình thường.Về lý thuyết, muốn kéo dài bao nhiêu cũng được, tùy theo nhu cầu bệnh nhân, nhưng khi kéo căng dài thì khả năng biến chứng càng cao. Các bác sĩ sẽ tư vấn cho họ chiều dài hợp lý và cân xứng với cơ thể cũng như hạn chế thấp nhất các biến chứng.Về độ tuổi thích hợp để thực hiện phẫu thuật kéo dài chân, thì lứa tuổi từ 20-30 tuổi là tốt nhất, vì lúc đó chiều cao cơ thể đã hoàn thiện. Sau 35 tuổi, xương bắt đầu lão hóa nên không thuận lợi để phẫu thuật kéo dài.Sau khi kéo dài chân có yếu không? Theo PGS. TS. Lê Văn Đoàn, Viện trưởng Viện Chấn thương – Chỉnh hình, Bệnh viện TƯQĐ 108, phẫu thuật kéo dài chân không làm ảnh hưởng tới tuổi thọ của người thực hiện như nhiều người lầm tưởng. Tuy nhiên, sau khi kéo dài, các phần mềm (gân cơ, cơ, thần kinh, mạch máu, dây chằng) chưa đáp ứng kịp với tình huống mới.Do đó cần phải tập phục hồi chức năng một thời gian, nhanh hay chậm tùy theo mỗi người và mức độ kéo dài. Khi cơ xương khớp đã ổn định, đã tập luyện tốt, chi được kéo dài hoàn toàn khỏe mạnh, bệnh nhân đi lại sinh hoạt chạy nhảy bình thường.Khi phẫu thuật kéo dài chân, người thực hiện có thể sẽ gặp một số biến chứng như: Đau do phẫu thuật. Cơn đau này sẽ giảm dần sau khoảng 2-3 tuần. Sau khi phẫu thuật, các dây thần kinh, cơ gân cần có thời gian phục hồi và thích ứng với môi trường mới; Trật khớp: Tình trạng xương căng ra mà các phần mềm lại đáp ứng không kịp, bị co rút dẫn đến việc trật khớp.Những biến chứng do các thiết bị gây ra như nhiễm trùng ở chỗ lỗ đinh xuyên qua da; Có thể xảy ra tình trạng lệch trục, chi không còn ngay ngắn như bình thường; Khi lấy thiết bị ra, phần xương được kéo dài bị gãy lại và không liền cũng là một trong những nguyên nhân gây ra biến chứng cho người thực hiện.Theo bài viết được chia sẻ trên website của BV 108, chi phí phẫu thuật kéo dài chân tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hiện chỉ dao động ở mức 35-40 triệu đồng, bao gồm chi phí phẫu thuật, dụng cụ kéo dài chân và thuốc men. Ở các bệnh viện tư, chi phí này cao hơn, khoảng 100 triệu.Kéo dài chi là một phẫu thuật lớn, cần thiết bị đầy đủ, cần kinh nghiệm. Do đó cần chú ý các yếu tố đó trong kéo dài chi. Kéo dài chi là tạo sự đẹp với chức năng tốt mà tất cả sự tốt đẹp nào cũng cần phải có công phu và khó nhọc. Do đó người bệnh và bác sĩ cũng phải trả giá cho cái đẹp này. Người bệnh phải chịu cuộc mổ, chịu đau, chịu căng thẳng và người bác sĩ phải có công theo dõi cẩn thận. (Ảnh: wiseGEEK, Global News, Benhvien108, heightsurgery.com)
Kéo dài chi là kỹ thuật đã được phát triển trên cơ sở khoa học từ những năm 1950 với công trình của TS. Gravrill A. Ilizarov, người Nga. Từ đó đến nay kỹ thuật kéo dài chi của ông đã được áp dụng trên toàn thế giới và hiện nay có nhiều trung tâm chuyên về điều trị cho những người có chiều cao ngắn hơn bình thường.
Về lý thuyết, muốn kéo dài bao nhiêu cũng được, tùy theo nhu cầu bệnh nhân, nhưng khi kéo căng dài thì khả năng biến chứng càng cao. Các bác sĩ sẽ tư vấn cho họ chiều dài hợp lý và cân xứng với cơ thể cũng như hạn chế thấp nhất các biến chứng.
Về độ tuổi thích hợp để thực hiện phẫu thuật kéo dài chân, thì lứa tuổi từ 20-30 tuổi là tốt nhất, vì lúc đó chiều cao cơ thể đã hoàn thiện. Sau 35 tuổi, xương bắt đầu lão hóa nên không thuận lợi để phẫu thuật kéo dài.
Sau khi kéo dài chân có yếu không? Theo PGS. TS. Lê Văn Đoàn, Viện trưởng Viện Chấn thương – Chỉnh hình, Bệnh viện TƯQĐ 108, phẫu thuật kéo dài chân không làm ảnh hưởng tới tuổi thọ của người thực hiện như nhiều người lầm tưởng. Tuy nhiên, sau khi kéo dài, các phần mềm (gân cơ, cơ, thần kinh, mạch máu, dây chằng) chưa đáp ứng kịp với tình huống mới.
Do đó cần phải tập phục hồi chức năng một thời gian, nhanh hay chậm tùy theo mỗi người và mức độ kéo dài. Khi cơ xương khớp đã ổn định, đã tập luyện tốt, chi được kéo dài hoàn toàn khỏe mạnh, bệnh nhân đi lại sinh hoạt chạy nhảy bình thường.
Khi phẫu thuật kéo dài chân, người thực hiện có thể sẽ gặp một số biến chứng như: Đau do phẫu thuật. Cơn đau này sẽ giảm dần sau khoảng 2-3 tuần. Sau khi phẫu thuật, các dây thần kinh, cơ gân cần có thời gian phục hồi và thích ứng với môi trường mới; Trật khớp: Tình trạng xương căng ra mà các phần mềm lại đáp ứng không kịp, bị co rút dẫn đến việc trật khớp.
Những biến chứng do các thiết bị gây ra như nhiễm trùng ở chỗ lỗ đinh xuyên qua da; Có thể xảy ra tình trạng lệch trục, chi không còn ngay ngắn như bình thường; Khi lấy thiết bị ra, phần xương được kéo dài bị gãy lại và không liền cũng là một trong những nguyên nhân gây ra biến chứng cho người thực hiện.
Theo bài viết được chia sẻ trên website của BV 108, chi phí phẫu thuật kéo dài chân tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hiện chỉ dao động ở mức 35-40 triệu đồng, bao gồm chi phí phẫu thuật, dụng cụ kéo dài chân và thuốc men. Ở các bệnh viện tư, chi phí này cao hơn, khoảng 100 triệu.
Kéo dài chi là một phẫu thuật lớn, cần thiết bị đầy đủ, cần kinh nghiệm. Do đó cần chú ý các yếu tố đó trong kéo dài chi. Kéo dài chi là tạo sự đẹp với chức năng tốt mà tất cả sự tốt đẹp nào cũng cần phải có công phu và khó nhọc. Do đó người bệnh và bác sĩ cũng phải trả giá cho cái đẹp này. Người bệnh phải chịu cuộc mổ, chịu đau, chịu căng thẳng và người bác sĩ phải có công theo dõi cẩn thận. (Ảnh: wiseGEEK, Global News, Benhvien108, heightsurgery.com)