Một nghiên cứu về chế độ ăn uống đã phản bác lại lý thuyết cho rằng chất béo bão hòa có hại cho cơ thể và là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tim mạch. Những người tham gia nghiên cứu này thực hiện 6 chế độ ăn kiêng trong 3 tuần trong đó liên tục tăng carb đồng thời cắt giảm toàn bộ chất béo và chất béo bão hòa (chất béo no). Khi lượng calo và protein không thay đổi nhưng lượng carb tăng, lượng máu của một loại axit béo làm tăng nguy cơ đau tim và tiểu đường cũng tăng theo. Khi axit béo tăng, đó là một tín hiệu cho thấy lượng carb chuyển hóa thành mỡ thay vì bị đốt thành năng lượng cũng tăng theo. Nói cách khác, lượng carb cơ thể tiêu thụ chính là nhân tố quyết định cách thức xử lý chất béo bão hòa của cơ thể – chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể hay chuyển thành mỡ dự trữ.Một vài chỉ dẫn ăn uống đã nêu ra rằng chúng ta nên giảm lượng mỡ xuống 30% và giảm lượng chất béo bão hòa xuống 10% làm cho nhiều người bỗng nhiên tránh ăn chất béo mà thay vào đó ăn đường và carb tinh chế - thường có trong các loại thực phẩm đóng gói không chứa hoặc chứa ít chất béo. Tuy nhiên, thống kê cho thấy nếu làm theo những chỉ dẫn ăn uống này, tỉ lệ béo phì ở cả trẻ em và người lớn đều tăng rất nhanh. Đã đến lúc cần loại bỏ suy nghĩ coi chế độ ăn uống như kẻ thù. Thựctế, chất béo chính là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu và các vi chất cần thiết cho cơ thể. Cũng giống như protein, chất béo làm bạn no lâu hơn. Nói cách khác, bạn có thể tiêu thụ lượng calo ít hơn từ chất béo và cảm thấy no lâu hơn gấp hai lần so với carb tinh chế. Còn hơn thế nữa, khi ăn chất béo, cơ thể tiếp nhận đường glucose chậm hơn vào máu, làm lượng đường trong máu ở mức vừa phải. Như vậy, thay vì ăn vào và đốt carb để rồi cảm thấy nhanh đói, chất béo giúp bạn kiểm soát cơn thèm ăn. Dưới đây là những loại chất béo bạn nên tránh và nên ăn:Chất béo không bão hòa đơn nguyên (MUFA) có trong dầu ô-liu, quả óc chó và các loại hạt khác như hạnh nhân. MUFA thường có dạng lỏng ở nhiệt độ thường. Chất béo không bão hòa đa nguyên (PUFA) là loại chất béo không sản sinh cholesterol, có dạng lỏng ở cả nhiệt độ thường và nhiệt độ tủ lạnh, có trong các loại dầu thực vật, dầu chiết xuất từ hạt và một số loại quả hạch. Các loại dầu chiết xuất từ hạt hướng dương, cây rum, đậu tương, ngô, hạt bông, hạt nho, dầu mè đều có lượng PUFA cao. Dầu này cũng có nhiều trong các loại cá da trơn như cá hồi, cá sardine và cá trích. Các axit béo thiết yếu (EFA) là các chất béo mà cơ thể không sản sinh được như omega-3 và omega-6. Omega-3 có trong các loại sò hến và cá nước lạnh. Omega-6 có trong các loại hạt và ngũ cốc, thịt gà, thịt lợn. Nếu không phải đang thực hiện chế độ ăn kiêng ít béo, bạn sẽ ăn vào một lượng omega-6 nhiều hơn mức cần thiết. Các axit béo bão hòa (axit béo no) ở nhiệt độ thường cũng thường ở thể rắn. Bơ, mỡ lợn, mỡ rắn, dầu cọ, dầu dừa đều tương đối giàu chất béo bão hòa.Khi thực hiện chế độ ăn kiêng low-carb, bạn vẫn có thể ăn loại chất béo này vì khi tiêu thụ ít carb, cơ thể sẽ đốt mỡ thành năng lượng là chính.Dù trong trường hợp nào cũng không nên ăn chất béo không chuyển hóa (trans fat). Trans fat làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và làm cơ thể bị nóng. Chất béo không chuyển hóa thường có trong các loại thực phẩm chiên rán, đồ nướng, bánh cookie, kẹo, bánh quy, đồ ăn vặt ,kem làm từ lòng trắng trứng…
Một nghiên cứu về chế độ ăn uống đã phản bác lại lý thuyết cho rằng chất béo bão hòa có hại cho cơ thể và là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về tim mạch. Những người tham gia nghiên cứu này thực hiện 6 chế độ ăn kiêng trong 3 tuần trong đó liên tục tăng carb đồng thời cắt giảm toàn bộ chất béo và chất béo bão hòa (chất béo no). Khi lượng calo và protein không thay đổi nhưng lượng carb tăng, lượng máu của một loại axit béo làm tăng nguy cơ đau tim và tiểu đường cũng tăng theo.
Khi axit béo tăng, đó là một tín hiệu cho thấy lượng carb chuyển hóa thành mỡ thay vì bị đốt thành năng lượng cũng tăng theo. Nói cách khác, lượng carb cơ thể tiêu thụ chính là nhân tố quyết định cách thức xử lý chất béo bão hòa của cơ thể – chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể hay chuyển thành mỡ dự trữ.
Một vài chỉ dẫn ăn uống đã nêu ra rằng chúng ta nên giảm lượng mỡ xuống 30% và giảm lượng chất béo bão hòa xuống 10% làm cho nhiều người bỗng nhiên tránh ăn chất béo mà thay vào đó ăn đường và carb tinh chế - thường có trong các loại thực phẩm đóng gói không chứa hoặc chứa ít chất béo.
Tuy nhiên, thống kê cho thấy nếu làm theo những chỉ dẫn ăn uống này, tỉ lệ béo phì ở cả trẻ em và người lớn đều tăng rất nhanh. Đã đến lúc cần loại bỏ suy nghĩ coi chế độ ăn uống như kẻ thù. Thựctế, chất béo chính là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu và các vi chất cần thiết cho cơ thể.
Cũng giống như protein, chất béo làm bạn no lâu hơn. Nói cách khác, bạn có thể tiêu thụ lượng calo ít hơn từ chất béo và cảm thấy no lâu hơn gấp hai lần so với carb tinh chế. Còn hơn thế nữa, khi ăn chất béo, cơ thể tiếp nhận đường glucose chậm hơn vào máu, làm lượng đường trong máu ở mức vừa phải.
Như vậy, thay vì ăn vào và đốt carb để rồi cảm thấy nhanh đói, chất béo giúp bạn kiểm soát cơn thèm ăn. Dưới đây là những loại chất béo bạn nên tránh và nên ăn:
Chất béo không bão hòa đơn nguyên (MUFA) có trong dầu ô-liu, quả óc chó và các loại hạt khác như hạnh nhân. MUFA thường có dạng lỏng ở nhiệt độ thường.
Chất béo không bão hòa đa nguyên (PUFA) là loại chất béo không sản sinh cholesterol, có dạng lỏng ở cả nhiệt độ thường và nhiệt độ tủ lạnh, có trong các loại dầu thực vật, dầu chiết xuất từ hạt và một số loại quả hạch. Các loại dầu chiết xuất từ hạt hướng dương, cây rum, đậu tương, ngô, hạt bông, hạt nho, dầu mè đều có lượng PUFA cao. Dầu này cũng có nhiều trong các loại cá da trơn như cá hồi, cá sardine và cá trích.
Các axit béo thiết yếu (EFA) là các chất béo mà cơ thể không sản sinh được như omega-3 và omega-6. Omega-3 có trong các loại sò hến và cá nước lạnh. Omega-6 có trong các loại hạt và ngũ cốc, thịt gà, thịt lợn. Nếu không phải đang thực hiện chế độ ăn kiêng ít béo, bạn sẽ ăn vào một lượng omega-6 nhiều hơn mức cần thiết.
Các axit béo bão hòa (axit béo no) ở nhiệt độ thường cũng thường ở thể rắn. Bơ, mỡ lợn, mỡ rắn, dầu cọ, dầu dừa đều tương đối giàu chất béo bão hòa.Khi thực hiện chế độ ăn kiêng low-carb, bạn vẫn có thể ăn loại chất béo này vì khi tiêu thụ ít carb, cơ thể sẽ đốt mỡ thành năng lượng là chính.
Dù trong trường hợp nào cũng không nên ăn chất béo không chuyển hóa (trans fat). Trans fat làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và làm cơ thể bị nóng. Chất béo không chuyển hóa thường có trong các loại thực phẩm chiên rán, đồ nướng, bánh cookie, kẹo, bánh quy, đồ ăn vặt ,kem làm từ lòng trắng trứng…