Tiêm tan filler, cựu người mẫu suýt chết, môi sưng vêu

Google News

Tiêm tan filler không hề đơn giản như nhiều người nghĩ, có thể sẽ mất mạng nếu như người sử dụng không tìm hiểu kỹ càng.

Tiêm filler để làm đẹp, không còn là điều quá xa lạ đối với nhiều chị em. Với quảng cáo công dụng thật sự “trên mây” như: giúp “đảo ngược thời gian”, giúp da tươi trẻ hoặc tạo hình thẩm mỹ mà không phải phẫu thuật khiến nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, sau khi tiêm filler vì muốn thay đổi hình dáng vùng thẩm mỹ nên nhiều chị em đã chọn chất làm tan filler. Dung dịch được sử dụng trong thủ thuật thẩm mỹ này có thành phần chính là Hyaluronidase – đây là hoạt chất có vai trò làm hòa tan filler bằng cách phân giải và phá vỡ cấu trúc, tính liên kết của chất làm đầy trong da của bạn. Tuy nhiên, trên thế giới cũng đã ghi nhận nhiều trường hợp biến chứng do chất tan này.
Tiem tan filler, cuu nguoi mau suyt chet, moi sung veu
Tiêm filler và chất tan filler là phương pháp khá phổ biến trong ngành thẩm mỹ hiện nay. 
Một trong những nạn nhân của phương pháp tiêm tan filler, cựu người mẫu Kirsty Collins, 33 tuổi, kể lại, cô đã quyết định tiêm filler để trông gợi cảm và quyến rũ hơn. Người đẹp đã tiêu tốn khoảng 30.000 bảng Anh (hơn 900 triệu đồng) cho các thủ thuật tiêm botox, bơm môi, làm đầy má, nâng ngực, hút mỡ... Trong đó, cô đầu tư khoảng 300 bảng Anh để tiêm filler, tạo vẻ căng mọng, gợi cảm cho đôi môi. Tuy nhiên, sau khi đã chán đôi môi quá dày nên cô quyết định tiêm tan, để rút hết filler ở môi.
Nhưng hậu quả cô phải gánh thật tai hại, môi cô sưng lên, cô không dám nhìn mình trong gương. "Chỉ vài giây sau khi tiêm, tôi thấy không ổn chút nào, cảm giác bỏng rát lan khắp mặt. Tôi thậm chí đã nhìn thấy môi trên của mình sưng lên mà không cần đến gương. Trước đó, tôi đã nghe nói về những nguy cơ biến chứng, dị ứng nên tôi biết ngay có điều gì đó không ổn và trở nên hoảng loạn, tim đập nhanh như muốn rớt khỏi lồng ngực", cựu người mẫu cho biết. Ngay sau đó, cô được đưa đi cấp cứu và đã qua khỏi tình trạng nguy kịch.
Các chuyên gia phẫu thuật thẩm mỹ cho biết, trường hợp của bà cựu người mẫu 33 tuổi này chỉ là một trong những biến chứng có thể gặp khi tiêm tan filler. Nguy cơ tăng lên nếu mọi người làm đẹp tại những cơ sở không có các chuyên gia thẩm mỹ được đào tạo chính thống và lành nghề.
Tại Anh, nhiều bác sỹ đã yêu cầu về việc siết chặt các quy định về mở trung tâm thẩm mỹ. Theo điều tra của Dailymail, 80% các vụ khiếu nại đều liên quan đến bác sỹ, hoặc do bác sỹ không có bằng cấp y khoa. Thậm chí nhiều phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ bị cấm ở nước này nhưng lại hoạt động “chui” ở quốc gia khác.
Cựu Chủ tịch Hiệp hội thẩm mỹ học Anh (BAAPS) Rajiv Grover cho biết, nhiều chất làm đầy như filler và cả tiêm tan tôi không bao giờ dám sử dụng cho người bệnh bởi nó đã bị cấm ở nhiều quốc gia nhưng vẫn đang được sử dụng hàng ngày. “Tôi biết rõ về những nguy hiểm của việc tiêm tan filler vào môi, ngay cả tôi cũng không cảm thấy tự tin khi tiến hành thủ thuật này cho bệnh nhân.”, ông Grover cho biết.
Theo Bảo Bảo/Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)