Nhờ giàu probiotic nên sữa chua có rất nhiều công dụng như hỗ trợ tiêu hóa, làm đẹp da. Nếu là người không dung nạp sữa thì bạn có thể chuyển sang ăn sữa chua làm từ sữa dừa hoặc sữa hạnh nhân. Nên chọn sữa chua không đường vì sữa chua có đường sẽ gây phản tác dụng vì đường là thức ăn của các vi khuẩn gây bệnh. Đậu natto là đậu nành lên men, được dùng rất nhiều trong ẩm thực Nhật Bản. Thực phẩm lên men này có mùi vị rất đặc trưng và chứa nhiều chất xơ, chất đạm cùng một loại vi khuẩn khiến đậu quánh lại. Những người già ăn đậu natto hàng ngày sẽ có mật độ xương cao hơn vì đậu natto có nhiều vitamin K2. Sữa chua kefir gần giống như sữa chua nhưng lỏng hơn. Đồ uống lên men này có thể làm giảm kích thích ruột, ngăn không cho các độc tố và mầm bệnh ngấm vào máu. Nếu ăn sữa chua kefir hàng ngày thì cũng lưu ý không nên cho đường. Kombucha là một loại đồ uống làm từ trà, đường, men và vi khuẩn và cũng chứa nhiều probiotics. Loại trà lên men này có tác dụng chống vi khuẩn E. coli và Staph trong hệ tiêu hóa nên vừa có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa vừa chống bệnh tật. Sauerkraut là bắp cải lên men bằng axit lactic và là món ăn rất phổ biến ở châu Âu. Ngoài probitic thì Sauerkraut còn chứa nhiều chất xơ cũng như các vitamin C, B, K. Đây cũng là thực phẩm chứa nhiều muối, sắt và magie. Miso cũng là một loại đậu nành lên men bằng muối và nấm koji. Loại sốt này được dùng trong các món ăn truyền thống của Nhật Bản, đặc biệt là món súp miso nổi tiếng. Miso là nguồn cung cấp chất đạm và chất xơ, vitamin, khoáng chất, trong đó có vitamin K, magie và đồng. Với thành phần chủ yếu là cải thảo, kim chi chứa nhiều vi khuẩn lactic nên tốt cho sức khỏe của hệ tiêu hóa. Món ăn cay của Hàn Quốc này còn chứa nhiều vitamin K, B2 và sắt. (Nguồn ảnh: DM, Globalhealing)
Nhờ giàu probiotic nên sữa chua có rất nhiều công dụng như hỗ trợ tiêu hóa, làm đẹp da. Nếu là người không dung nạp sữa thì bạn có thể chuyển sang ăn sữa chua làm từ sữa dừa hoặc sữa hạnh nhân. Nên chọn sữa chua không đường vì sữa chua có đường sẽ gây phản tác dụng vì đường là thức ăn của các vi khuẩn gây bệnh.
Đậu natto là đậu nành lên men, được dùng rất nhiều trong ẩm thực Nhật Bản. Thực phẩm lên men này có mùi vị rất đặc trưng và chứa nhiều chất xơ, chất đạm cùng một loại vi khuẩn khiến đậu quánh lại. Những người già ăn đậu natto hàng ngày sẽ có mật độ xương cao hơn vì đậu natto có nhiều vitamin K2.
Sữa chua kefir gần giống như sữa chua nhưng lỏng hơn. Đồ uống lên men này có thể làm giảm kích thích ruột, ngăn không cho các độc tố và mầm bệnh ngấm vào máu. Nếu ăn sữa chua kefir hàng ngày thì cũng lưu ý không nên cho đường.
Kombucha là một loại đồ uống làm từ trà, đường, men và vi khuẩn và cũng chứa nhiều probiotics. Loại trà lên men này có tác dụng chống vi khuẩn E. coli và Staph trong hệ tiêu hóa nên vừa có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa vừa chống bệnh tật.
Sauerkraut là bắp cải lên men bằng axit lactic và là món ăn rất phổ biến ở châu Âu. Ngoài probitic thì Sauerkraut còn chứa nhiều chất xơ cũng như các vitamin C, B, K. Đây cũng là thực phẩm chứa nhiều muối, sắt và magie.
Miso cũng là một loại đậu nành lên men bằng muối và nấm koji. Loại sốt này được dùng trong các món ăn truyền thống của Nhật Bản, đặc biệt là món súp miso nổi tiếng. Miso là nguồn cung cấp chất đạm và chất xơ, vitamin, khoáng chất, trong đó có vitamin K, magie và đồng.
Với thành phần chủ yếu là cải thảo, kim chi chứa nhiều vi khuẩn lactic nên tốt cho sức khỏe của hệ tiêu hóa. Món ăn cay của Hàn Quốc này còn chứa nhiều vitamin K, B2 và sắt. (Nguồn ảnh: DM, Globalhealing)