Chất gây ung thư được phân loại theo nguy cơ gây ung thư đối với con người, được chia thành 4 cấp độ. Ở đó, chất gây ung thư cấp độ 1 là nguy hiểm nhất và aflatoxin được xếp loại trong cấp độ này.Được biết, aflatoxin (AFT) là độc tố vòng difuran được tạo ra bởi một số chủng như Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus. Hiện có khoảng 20 dẫn xuất của chất này, chúng có đặc trưng mang độc tính cao và khả năng gây ung thư mạnh.Năm 1993, Viện Nghiên cứu Ung thư của WHO phân loại aflatoxin là chất gây ung thư tự nhiên, có độc tính cao, cực kỳ nguy hiểm. Chỉ cần tiêu thụ 1mg aflatoxin có thể làm tăng nguy cơ ung thư, trường hợp tiêu thụ hơn 20mg có thể dẫn tới tử vong.Độc tính của aflatoxin mạnh gấp 10 lần so với loại thuốc độc nổi tiếng kali xyanua. Thậm chí, các nhà khoa học công nhận aflatoxin độc hơn nọc độc của rắn hổ mang; độc hơn 28-33 lần so với các loại thuốc trừ sâu 1605 và 1059.Khi đi vào cơ thể, aflatoxin là chất gây ung thư gan độc tính cao. Aflatoxin B1 có thể gây đột biến DNA nghiêm trọng. Nó cũng gây ức chế tổng hợp DNA và RNA, ức chế sự tổng hợp protein. Độc tính của aflatoxin vô cùng nguy hiểm. Do vậy, bạn cần tránh xa những thực phẩm dễ chứa chất gây ung thư số 1 dưới đây.Các loại hạt. Aflatoxin có nhiều trong các loại hạt như lạc, hạt dưa, quả óc chó... có dấu hiệu bị mốc. Điều đáng lưu ý, aflatoxin có thời gian bán hủy khá dài, khó đào thải khỏi cơ thể. Tích tụ lâu ngày sẽ gây nên những mối nguy sức khỏe khôn lường.Dầu lạc. Lạc là một trong những thực phẩm dễ nhiễm độc tố aflatoxin nhất. Do vậy, nếu có thói quen dùng lạc và các sản phẩm từ lạc cần hết sức thận trọng.Theo quy trình chế biến công nghiệp, lạc cần trải qua nhiều bước trong quá trình chiết xuất, có khả năng loại bỏ độc tố nguy hiểm. Tuy nhiên, dầu lạc ép thủ công khó có thể đảm bảo tiêu chuẩn an toàn. Chúng có thể chứa aflatoxin mà mắt thường không nhận biết được.Ngũ cốc. Ngoài lạc, ngũ cốc cũng là thực phẩm dễ chứa chất gây ung thư số 1. Các nhà khoa học khuyến cáo, ngũ cốc có dấu hiệu mốc xanh vàng trên bề mặt, hạt bị hỏng, teo lại, thay đổi màu sắc, kém chất lượng đều có khả năng nhiễm độc tố aflatoxin.Nấm. Nấm trong quá trình bảo quản cũng có thể bị nhiễm độc tố aflatoxin. Ngoài việc quan sát bằng mắt thường, khi ngâm nấm nếu phát hiện hình dạng bất thường, có mùi đặc biệt thì tuyệt đối không nên nấu ăn.Sữa và các sản phẩm từ sữa. Năm 2011, Tổng Cục Giám sát Chất lượng Kiểm nghiệm Kiểm dịch Nhà nước Trung Quốc từng phát hiện một lô sữa vượt quá tiêu chuẩn aflatoxin. Được biết, nguyên nhân khiến lô sữa này vượt tiêu chuẩn an toàn bắt nguồn từ việc bò ăn phải thức ăn chứa nhiều aflatoxin. Sau khi tiêu hóa, 1 phần nhỏ độc tố đã truyền vào sữa. Ảnh: InternetMời độc giả xem video: Mối nguy từ sử dụng thực phẩm giảm cân trên mạng. Nguồn: VTV24
Chất gây ung thư được phân loại theo nguy cơ gây ung thư đối với con người, được chia thành 4 cấp độ. Ở đó, chất gây ung thư cấp độ 1 là nguy hiểm nhất và aflatoxin được xếp loại trong cấp độ này.
Được biết, aflatoxin (AFT) là độc tố vòng difuran được tạo ra bởi một số chủng như Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus. Hiện có khoảng 20 dẫn xuất của chất này, chúng có đặc trưng mang độc tính cao và khả năng gây ung thư mạnh.
Năm 1993, Viện Nghiên cứu Ung thư của WHO phân loại aflatoxin là chất gây ung thư tự nhiên, có độc tính cao, cực kỳ nguy hiểm. Chỉ cần tiêu thụ 1mg aflatoxin có thể làm tăng nguy cơ ung thư, trường hợp tiêu thụ hơn 20mg có thể dẫn tới tử vong.
Độc tính của aflatoxin mạnh gấp 10 lần so với loại thuốc độc nổi tiếng kali xyanua. Thậm chí, các nhà khoa học công nhận aflatoxin độc hơn nọc độc của rắn hổ mang; độc hơn 28-33 lần so với các loại thuốc trừ sâu 1605 và 1059.
Khi đi vào cơ thể, aflatoxin là chất gây ung thư gan độc tính cao. Aflatoxin B1 có thể gây đột biến DNA nghiêm trọng. Nó cũng gây ức chế tổng hợp DNA và RNA, ức chế sự tổng hợp protein. Độc tính của aflatoxin vô cùng nguy hiểm. Do vậy, bạn cần tránh xa những thực phẩm dễ chứa chất gây ung thư số 1 dưới đây.
Các loại hạt. Aflatoxin có nhiều trong các loại hạt như lạc, hạt dưa, quả óc chó... có dấu hiệu bị mốc. Điều đáng lưu ý, aflatoxin có thời gian bán hủy khá dài, khó đào thải khỏi cơ thể. Tích tụ lâu ngày sẽ gây nên những mối nguy sức khỏe khôn lường.
Dầu lạc. Lạc là một trong những thực phẩm dễ nhiễm độc tố aflatoxin nhất. Do vậy, nếu có thói quen dùng lạc và các sản phẩm từ lạc cần hết sức thận trọng.
Theo quy trình chế biến công nghiệp, lạc cần trải qua nhiều bước trong quá trình chiết xuất, có khả năng loại bỏ độc tố nguy hiểm. Tuy nhiên, dầu lạc ép thủ công khó có thể đảm bảo tiêu chuẩn an toàn. Chúng có thể chứa aflatoxin mà mắt thường không nhận biết được.
Ngũ cốc. Ngoài lạc, ngũ cốc cũng là thực phẩm dễ chứa chất gây ung thư số 1. Các nhà khoa học khuyến cáo, ngũ cốc có dấu hiệu mốc xanh vàng trên bề mặt, hạt bị hỏng, teo lại, thay đổi màu sắc, kém chất lượng đều có khả năng nhiễm độc tố aflatoxin.
Nấm. Nấm trong quá trình bảo quản cũng có thể bị nhiễm độc tố aflatoxin. Ngoài việc quan sát bằng mắt thường, khi ngâm nấm nếu phát hiện hình dạng bất thường, có mùi đặc biệt thì tuyệt đối không nên nấu ăn.
Sữa và các sản phẩm từ sữa. Năm 2011, Tổng Cục Giám sát Chất lượng Kiểm nghiệm Kiểm dịch Nhà nước Trung Quốc từng phát hiện một lô sữa vượt quá tiêu chuẩn aflatoxin. Được biết, nguyên nhân khiến lô sữa này vượt tiêu chuẩn an toàn bắt nguồn từ việc bò ăn phải thức ăn chứa nhiều aflatoxin. Sau khi tiêu hóa, 1 phần nhỏ độc tố đã truyền vào sữa. Ảnh: Internet
Mời độc giả xem video: Mối nguy từ sử dụng thực phẩm giảm cân trên mạng. Nguồn: VTV24