Aflatoxin có trong thực phẩm mốc là một loại độc tố vi nấm được sản sinh bởi nấm mốc Aspergillus. Liều lượng gây tử vong của aflatoxin BI là 0,36mg/kg thể trọng. Nó được đánh giá là chất kịch độc, có độc tính gấp 10 lần so với kali xyanua, 68 lần so với asen (thạch tín).Theo tài liệu nghiên cứu của Cục Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) Hoa Kỳ, nấm mốc aflatoxin hoạt động rất bền bỉ với nhiệt. Ngay cả khi chế biến ở nhiệt độ rất cao thì độc tố của chúng cũng không bị phá hủy hoàn toàn.Độc tố aflatoxin có thể gây tổn thương gan, viêm gan, xơ gan, hoại tử gan và các biểu hiện lâm sàng khác như đau bụng, chán ăn, buồn nôn. Trường hợp nặng bệnh nhân có thể bị phù, hôn mê, thậm chí co giật và tử vong. Nó là nguyên nhân chủ yếu gây ra ung thư gan ở động vật, tăng nguy cơ ung thư dạ dày, trực tràng, vú, buồng trứng và ruột non.Sự nguy hiểm của aflatoxin khiến bạn cần hết sức thận trọng khi ăn những thực phẩm chứa chất độc dưới đây. Thay vì cố gắng tận dụng, bạn nên loại bỏ chúng bởi dù chế biến ở nhiệt độ cao cũng không thể loại bỏ hết độc tố.Hạt đắng. Các loại hạt như hạt dưa, hạnh nhân khi ăn mà có vị đắng thì rất có thể chúng chứa độc tố mạnh hơn thạch tín. Chuyên gia sức khỏe cho biết, vị đắng của các loại hạt này bắt nguồn từ độc tố aflatoxin hình thành trong quá trình nấm mốc. Nếu ăn thường xuyên rất dễ đối diện với nguy cơ ung thư gan.Nấm hương, mộc nhĩ ngâm lâu. Nấm hương, mộc nhĩ khô muốn chế biến phải ngâm với nước để nở ra. Tuy nhiên cần tuân thủ thời gian ngấm nếu không muốn hại sức khỏe.Các chuyên gia cho biết, thời gian ngâm trước khi chế biến của các loại nấm này nên không quá 30 phút, ngâm càng lâu thì càng hại sức khỏe. Bạn nên dùng một lượng vừa đủ và không giữ lại chúng cho lần sau nếu ngâm nhiều.Thói quen ngâm nấm quá lâu sẽ sinh ra một loại vi khuẩn có tên là Pseudomonas cocotoxin, trong quá trình phân hủy sẽ sinh ra độc tố aflatoxin và axit trong men gạo. Cả hai chất độc này đều có thể làm tổn thương nghiêm trọng cho gan, gây bệnh gan.Dầu tự ép. Ngoài các loại dầu thương phẩm, không ít người tự ép dầu bằng các loại hạt để nấu nướng. Đáng nói, máy ép dầu gia đình thường khó đảm bảo an toàn, không tinh chế được nguyên liệu. Từ đó, người dùng có khả năng sử dụng sản phẩm có chứa độc tố aflatoxin.Ngay cả khi đun dầu ở nhiệt độ cao cũng khó có thể loại bỏ độc tố trong chúng. Nguyên nhân bởi nhiệt độ nhiệt phân của aflatoxin lên tới 280ºC. Nó cũng có khả năng chống lại tia cực tím, tủ khử trùng không thể loại bỏ tác hại của chúng.Để hạn chế tác hại của aflatoxin, các nhà khoa học khuyên nên cho một chút muối vào chảo, đảo đều trong vòng 10-20 giây. Quá trình trung hòa và phân giải bằng muối có thể loại bỏ tới 95% aflatoxin.Tăng cường ăn các loại rau xanh, tận dụng nguồn diệp lục tự nhiên cũng góp phần ức chế tác dụng gây ung thư do aflatoxin gây ra. Các nhà khoa học tin rằng, chất diệp lục có khả năng làm giảm đáng kể tốc độ hấp thụ aflatoxin. Chất này cũng là chất bảo vệ tuyệt vời, mang lại hiệu quả ngăn ngừa các bệnh ung thư nguy hiểm. Ảnh: Internet.Mời độc giả xem video: Hội chứng khiến người bệnh khó chịu với tiếng nhai thức ăn. Nguồn: Zingnews.
Aflatoxin có trong thực phẩm mốc là một loại độc tố vi nấm được sản sinh bởi nấm mốc Aspergillus. Liều lượng gây tử vong của aflatoxin BI là 0,36mg/kg thể trọng. Nó được đánh giá là chất kịch độc, có độc tính gấp 10 lần so với kali xyanua, 68 lần so với asen (thạch tín).
Theo tài liệu nghiên cứu của Cục Dược phẩm và Thực phẩm (FDA) Hoa Kỳ, nấm mốc aflatoxin hoạt động rất bền bỉ với nhiệt. Ngay cả khi chế biến ở nhiệt độ rất cao thì độc tố của chúng cũng không bị phá hủy hoàn toàn.
Độc tố aflatoxin có thể gây tổn thương gan, viêm gan, xơ gan, hoại tử gan và các biểu hiện lâm sàng khác như đau bụng, chán ăn, buồn nôn. Trường hợp nặng bệnh nhân có thể bị phù, hôn mê, thậm chí co giật và tử vong. Nó là nguyên nhân chủ yếu gây ra ung thư gan ở động vật, tăng nguy cơ ung thư dạ dày, trực tràng, vú, buồng trứng và ruột non.
Sự nguy hiểm của aflatoxin khiến bạn cần hết sức thận trọng khi ăn những thực phẩm chứa chất độc dưới đây. Thay vì cố gắng tận dụng, bạn nên loại bỏ chúng bởi dù chế biến ở nhiệt độ cao cũng không thể loại bỏ hết độc tố.
Hạt đắng. Các loại hạt như hạt dưa, hạnh nhân khi ăn mà có vị đắng thì rất có thể chúng chứa độc tố mạnh hơn thạch tín. Chuyên gia sức khỏe cho biết, vị đắng của các loại hạt này bắt nguồn từ độc tố aflatoxin hình thành trong quá trình nấm mốc. Nếu ăn thường xuyên rất dễ đối diện với nguy cơ ung thư gan.
Nấm hương, mộc nhĩ ngâm lâu. Nấm hương, mộc nhĩ khô muốn chế biến phải ngâm với nước để nở ra. Tuy nhiên cần tuân thủ thời gian ngấm nếu không muốn hại sức khỏe.
Các chuyên gia cho biết, thời gian ngâm trước khi chế biến của các loại nấm này nên không quá 30 phút, ngâm càng lâu thì càng hại sức khỏe. Bạn nên dùng một lượng vừa đủ và không giữ lại chúng cho lần sau nếu ngâm nhiều.
Thói quen ngâm nấm quá lâu sẽ sinh ra một loại vi khuẩn có tên là Pseudomonas cocotoxin, trong quá trình phân hủy sẽ sinh ra độc tố aflatoxin và axit trong men gạo. Cả hai chất độc này đều có thể làm tổn thương nghiêm trọng cho gan, gây bệnh gan.
Dầu tự ép. Ngoài các loại dầu thương phẩm, không ít người tự ép dầu bằng các loại hạt để nấu nướng. Đáng nói, máy ép dầu gia đình thường khó đảm bảo an toàn, không tinh chế được nguyên liệu. Từ đó, người dùng có khả năng sử dụng sản phẩm có chứa độc tố aflatoxin.
Ngay cả khi đun dầu ở nhiệt độ cao cũng khó có thể loại bỏ độc tố trong chúng. Nguyên nhân bởi nhiệt độ nhiệt phân của aflatoxin lên tới 280ºC. Nó cũng có khả năng chống lại tia cực tím, tủ khử trùng không thể loại bỏ tác hại của chúng.
Để hạn chế tác hại của aflatoxin, các nhà khoa học khuyên nên cho một chút muối vào chảo, đảo đều trong vòng 10-20 giây. Quá trình trung hòa và phân giải bằng muối có thể loại bỏ tới 95% aflatoxin.
Tăng cường ăn các loại rau xanh, tận dụng nguồn diệp lục tự nhiên cũng góp phần ức chế tác dụng gây ung thư do aflatoxin gây ra. Các nhà khoa học tin rằng, chất diệp lục có khả năng làm giảm đáng kể tốc độ hấp thụ aflatoxin. Chất này cũng là chất bảo vệ tuyệt vời, mang lại hiệu quả ngăn ngừa các bệnh ung thư nguy hiểm. Ảnh: Internet.
Mời độc giả xem video: Hội chứng khiến người bệnh khó chịu với tiếng nhai thức ăn. Nguồn: Zingnews.