Thực phẩm chay ngon nhờ phụ gia

Google News

Thực phẩm chay khô có độ giòn, dai và mùi vị như được chế biến từ thịt động vật là nhờ có phụ gia

- Hiện nay, không chỉ Phật tử, người già, mà giới trẻ cũng có xu hướng thích ăn chay. Các thực phẩm chay chế biến sẵn trên thị trường khá tiện lợi.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, thực phẩm chay khô có độ giòn, dai và mùi vị như được chế biến từ thịt động vật là nhờ có phụ gia và chắc chắn không thể đảm bảo giá trị dinh dưỡng như thực phẩm tươi.

 

Còn PGS.TS Ngô Quốc Quyền, Viện Hóa học, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam cho biết, các loại thực phẩm chay công nghiệp đều được làm bằng bột và tinh bột biến tính. Để biến tính tinh bột nhằm bổ sung thêm các tính chất khác cho thực phẩm ví dụ như tạo độ giòn, dai, độ trong... người ta thường phải cho thêm các phụ gia.


Thực phẩm chay biến tính

5 năm nay, chị Nguyễn Thị Mai, ngõ 192 Lê Trọng Tấn, Hà Nội ăn chay niệm Phật. Thế nhưng, từ ngày ăn chay cơ thể chị gầy còm ốm yếu, da dẻ xám đen.

Còn nhóm bạn của Nguyễn Ngọc Khoa, ngõ Hoàng An A, đường Lê Duẩn, Hà Nội mỗi tháng đến ngày rằm, mồng một cũng ăn chay.

Các loại thực phẩm chay sản xuất theo kiểu công nghiệp rất đa dạng, với các loại như tôm, mực, heo quay, bò, vịt, gà, cá... đáp ứng nhu cầu của nhiều người ăn chay trong việc tạo ra những món ăn mới, hấp dẫn, lại giúp tiết kiệm thời gian chế biến.

Ngoài ra, còn có các loại thực phẩm chay ăn liền như ruốc, giò, chả, nem, gà nấu đậu, thịt nướng, bò kho...

 Tất cả đều được chế biến từ thực phẩm chay đông khô và đóng hộp dùng trong vài ngày. Người dùng cần thực phẩm chay xuất xứ từ Việt Nam đến Trung Quốc đều có, với giá thành từ 10.000  - 30.000đ.

Tuy nhiên, theo Nguyễn Ngọc Khoa, gọi là món ăn chay nhưng vẫn giữ tên gọi giống các món ăn mặn như thịt gà, thịt bò... Như thế khẩu vị không phù hợp với tâm không sát sinh. 

Còn PGS.TS Ngô Quốc Quyền, Viện Hóa học, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam cho biết, các loại thực phẩm chay công nghiệp đều được làm bằng bột và tinh bột biến tính. Để biến tính tinh bột nhằm bổ sung thêm các tính chất khác cho thực phẩm ví dụ như tạo độ giòn, dai, độ trong... người ta thường phải cho thêm các phụ gia.

Ngoài ra, bột và tinh bột chỉ có màu trắng nên chế biến thực phẩm chay công nghiệp đòi hỏi phải sử dụng màu tạo cảm giác gần giống thực phẩm từ thịt động vật.

Ăn chay kiểu thị trường: sai khoa học

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học - Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, cách ăn thực phẩm chay theo kiểu thị trường hiện nay là chưa khoa học.

Bản chất cách ăn này chỉ đáp ứng nhu cầu ăn chay một vài lần/tháng hoặc ăn theo kiểu thưởng thức, ăn hương hoa...

Thay vì không ăn thịt phải ăn phối hợp các tinh bột, dầu và các viatmin, protein, kèm nước chấm và magi từ thực vật để đảm bảo đủ chất thì nhiều người chỉ ăn một hai loại rau hoặc đậu phụ triền miên. Dần dần cơ thể thiếu chất dẫn đến suy kiệt sức khoẻ...  

PGS.TS Ngô Quốc Quyền giải thích, để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng thực phẩm chay, các phụ gia sử dụng phải là những phụ gia trong danh mục cho phép dùng trong thực phẩm, phải được kiểm nghiệm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ngoài ra, để bảo quản trong thời gian dài, các nhà sản xuất phải sử dụng những công nghệ chế biến hiện đại như công nghệ đông khô, đông lạnh sâu hoặc sử dụng ni-tơ lỏng, đóng gói trong bao bì kín, hút chân không...

Chi phí cho việc bảo quản này không hề thấp. Do đó, hãy là người tiêu dùng thông minh khi lựa chọn sản phẩm có giá thành phải tương đương với việc áp dụng những công nghệ bảo quản này. Không nên chọn mua các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Bởi nhà sản xuất có thể sử dụng nhiều loại phụ gia thay thế khác rẻ tiền hơn hoặc sử dụng loại màu thực phẩm không an toàn, sử dụng chất bảo quản là điều mà người tiêu dùng khó đoán biết được.

 

"Thực phẩm ăn chay về nguyên tắc là không dùng các sản phẩm từ động vật mà thay thế bằng các protein thực vật như đậu tương, lạc... Ngoài ra, thực phẩm chay còn bổ sung các tinh bột vào để vẫn đảm bảo khẩu phần ăn. Nếu làm đúng cách thì các khẩu phần hoàn toàn vẫn đảm bảo chất dinh dưỡng. Điều này lý giải vì sao hầu hết các sư trong chùa thời gian dài ăn chay vẫn khoẻ mạnh, minh mẫn...".

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh

Khánh Hiền

Bình luận(0)