Cà tím. Cà tím là loại thực phẩm phổ biến, giàu giá trị dinh dưỡng. Trong 100g cà tím chứa 100kcal năng lượng, 1000mg đạm, 4,5g tinh bột, 15mg canxi, 400mcg sắt, 92,4g nước, 1,5g chất xơ, 34mg phốt pho, 0 natri, 10mcg carotin, 15mg vitamin C, 600mg vitamin PP, 100mcg vitamin B2. (Ảnh minh họa)Cà tím giàu solanin, ancaloit và cucurbitacin. Kết quả thực nghiệm lâm sàng chỉ ra, chúng có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày và ung thư cổ tử cung.Nhiều nghiên cứu cho thấy, cà tím chứa các chất chống oxy hóa, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, giảm mức độ cholesterol xấu (LDL) và chất béo trung tính. Đặc biệt, không chỉ quả cà tím mang lại tác dụng sức khỏe cho người dùng. Các bộ phận như hoa, rễ, thân cà tím đều là những vị thuốc tốt.Ớt. So với cam, ớt chứa lượng vitamin C vượt trội, sắt, canxi, phốt pho và vitamin nhóm B. Ước tính, 100g ớt tươi chứa 144 mg vitamin C, đứng đầu trong các loại rau. Lượng vitamin C phong phú có thể ngăn ngừa xơ cứng động mạch và giảm cholesterol.Ngoài ra, ớt chứa tới 1390mg betacaroten. Đây là chất chống oxy hóa có khả năng chống cảm mạo, phong hàn. Nhờ vậy, Đông y thường tận dụng ớt để thanh nhiệt trung can, hạ khí, trừ lạnh, khử ẩm, nâng cao thể lực và giải tỏa những mệt mỏi do áp lực cuộc sống.Lưu ý, ớt chứa nhiều vitamin C nhưng chất này không chịu nhiệt, dễ bị phá vỡ. Vì vậy, dù hương vị không mấy dễ chịu song ớt được khuyên nên ăn trực tiếp để tránh thất thoát nguồn dinh dưỡng quý giá.Rau mùi. Quá trình phân tích, các nhà khoa học nhận thấy mùi hương của rau mùi bắt nguồn từ chất aldehyde. Khoảng 10-20% người cảm thấy rau mùi có vị như xà phòng hoặc mùi đất nên không thích ăn chúng.Tuy nhiên, rau mùi là thực phẩm được bác sĩ đánh giá cao. Ước tính, 100g lá rau mùi có chứa 86,3% nước; 3,3% protid; 0,6% lipid; 2,3% vitamin và khoáng chất vi lượng; 1,2% chất xơ và 6,3% đường.Khi đi vào cơ thể, các chất trong rau mùi giúp tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa ung thư; tốt cho sức khỏe tim mạch; ngăn ngừa tổn thương dây thần kinh, giảm viêm não...Trong khi đó, Đông y quan niệm rau mùi có tác dụng khai vị, bổ tỳ. Người bị bệnh tỳ vị, dạ dày có thể ăn một ít rau mùi để làm ấm bụng, hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau dạ dày.Nấm. Nấm hương được đánh giá cao nhờ hàm lượng protein dồi dào, ít chất béo, polysaccharide, nhiều axit amin và vitamin tổng hợp.Khi đi vào cơ thể, các chất trong nấm giúp cải thiện chức năng miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa ung thư, ổn định huyết áp, hạ mỡ máu, giảm cholesterol...Nấm hương cũng là thực phẩm lành mạnh cho những người mắc bệnh tiểu đường, bệnh lao, viêm gan, viêm dây thần kinh. Nó thích hợp dùng cho những trường hợp khó tiêu, táo bón...Mướp đắng. Mướp đắng thuộc họ bầu bí, là loại quả có hàm lượng vitamin C đứng hàng đầu trong các loại rau, dưa, bí,… Các chất trong mướp đắng có tác dụng phòng bệnh xuất huyết, bảo vệ màng tế bào, phòng xơ vữa động mạch, kháng ung thư, nâng cao sức đề kháng, phòng cảm mạo, bảo vệ tim.Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, thích hợp với các chứng nhiệt sinh nóng, khát, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, hạt bổ thận tráng dương… Mời độc giả xem thêm video: Bí quyết bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sao cho an toàn. (Nguồn video: THĐT)
Cà tím. Cà tím là loại thực phẩm phổ biến, giàu giá trị dinh dưỡng. Trong 100g cà tím chứa 100kcal năng lượng, 1000mg đạm, 4,5g tinh bột, 15mg canxi, 400mcg sắt, 92,4g nước, 1,5g chất xơ, 34mg phốt pho, 0 natri, 10mcg carotin, 15mg vitamin C, 600mg vitamin PP, 100mcg vitamin B2. (Ảnh minh họa)
Cà tím giàu solanin, ancaloit và cucurbitacin. Kết quả thực nghiệm lâm sàng chỉ ra, chúng có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày và ung thư cổ tử cung.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, cà tím chứa các chất chống oxy hóa, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, giảm mức độ cholesterol xấu (LDL) và chất béo trung tính. Đặc biệt, không chỉ quả cà tím mang lại tác dụng sức khỏe cho người dùng. Các bộ phận như hoa, rễ, thân cà tím đều là những vị thuốc tốt.
Ớt. So với cam, ớt chứa lượng vitamin C vượt trội, sắt, canxi, phốt pho và vitamin nhóm B. Ước tính, 100g ớt tươi chứa 144 mg vitamin C, đứng đầu trong các loại rau. Lượng vitamin C phong phú có thể ngăn ngừa xơ cứng động mạch và giảm cholesterol.
Ngoài ra, ớt chứa tới 1390mg betacaroten. Đây là chất chống oxy hóa có khả năng chống cảm mạo, phong hàn. Nhờ vậy, Đông y thường tận dụng ớt để thanh nhiệt trung can, hạ khí, trừ lạnh, khử ẩm, nâng cao thể lực và giải tỏa những mệt mỏi do áp lực cuộc sống.
Lưu ý, ớt chứa nhiều vitamin C nhưng chất này không chịu nhiệt, dễ bị phá vỡ. Vì vậy, dù hương vị không mấy dễ chịu song ớt được khuyên nên ăn trực tiếp để tránh thất thoát nguồn dinh dưỡng quý giá.
Rau mùi. Quá trình phân tích, các nhà khoa học nhận thấy mùi hương của rau mùi bắt nguồn từ chất aldehyde. Khoảng 10-20% người cảm thấy rau mùi có vị như xà phòng hoặc mùi đất nên không thích ăn chúng.
Tuy nhiên, rau mùi là thực phẩm được bác sĩ đánh giá cao. Ước tính, 100g lá rau mùi có chứa 86,3% nước; 3,3% protid; 0,6% lipid; 2,3% vitamin và khoáng chất vi lượng; 1,2% chất xơ và 6,3% đường.
Khi đi vào cơ thể, các chất trong rau mùi giúp tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn ngừa ung thư; tốt cho sức khỏe tim mạch; ngăn ngừa tổn thương dây thần kinh, giảm viêm não...
Trong khi đó, Đông y quan niệm rau mùi có tác dụng khai vị, bổ tỳ. Người bị bệnh tỳ vị, dạ dày có thể ăn một ít rau mùi để làm ấm bụng, hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau dạ dày.
Nấm. Nấm hương được đánh giá cao nhờ hàm lượng protein dồi dào, ít chất béo, polysaccharide, nhiều axit amin và vitamin tổng hợp.
Khi đi vào cơ thể, các chất trong nấm giúp cải thiện chức năng miễn dịch, làm chậm quá trình lão hóa, ngăn ngừa ung thư, ổn định huyết áp, hạ mỡ máu, giảm cholesterol...
Nấm hương cũng là thực phẩm lành mạnh cho những người mắc bệnh tiểu đường, bệnh lao, viêm gan, viêm dây thần kinh. Nó thích hợp dùng cho những trường hợp khó tiêu, táo bón...
Mướp đắng. Mướp đắng thuộc họ bầu bí, là loại quả có hàm lượng vitamin C đứng hàng đầu trong các loại rau, dưa, bí,… Các chất trong mướp đắng có tác dụng phòng bệnh xuất huyết, bảo vệ màng tế bào, phòng xơ vữa động mạch, kháng ung thư, nâng cao sức đề kháng, phòng cảm mạo, bảo vệ tim.
Theo Đông y, mướp đắng có vị đắng, tính hàn, công dụng thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, thích hợp với các chứng nhiệt sinh nóng, khát, làm sáng mắt, mát tim, nhuận tràng, hạt bổ thận tráng dương…
Mời độc giả xem thêm video: Bí quyết bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sao cho an toàn. (Nguồn video: THĐT)