Thực hư thông tin tắm nước nóng 'diệt chết' được Covid-19

Google News

Gần đây, trên mạng xã hội truyền nhau về việc tắm nước nóng diệt Covid – 19. Các chuyên gia cho rằng thông tin này không hề có cơ sở khoa học, thậm chí tắm nước nóng không đúng cách còn gây hại cho sức khỏe.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khẳng định, tắm nước nóng sẽ không giúp bạn ngăn ngừa Covid- 19. Nhiệt độ cơ thể của người bình thường luôn duy trì trong khoảng 36,5°C đến 37°C, bất kể nhiệt độ bên ngoài. Bất kể nhiệt độ trong bồn tắm hoặc vòi hoa sen của bạn là bao nhiêu, cơ thể của bạn vẫn duy trì nhiệt độ đó trước, trong và sau khi tắm. Ngược lại, tắm nước cực nóng còn gây hại, thậm chí khiến bạn bị bỏng.

Cách hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân trước Covid - 19 là thường xuyên làm sạch tay xà phòng và nước hoặc nước rửa tay khô có cồn. Khi ra ngoài đường mọi người cần đeo khẩu trang, hạn chế nơi đông người, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Tác hại của tắm nước nóng

Đối với nam giới, việc vừa tắm xong bằng nước nóng, nhất là sau khi ngâm mình khá lâu trong bồn tắm mà quan hệ tình dục ngay, tác hại sẽ lớn hơn. Đầu tiên là do nhiệt độ cao trong phòng tắm đã ảnh hưởng đến khả năng hô hấp, khiến cơ thể trong trạng thái thiếu hụt dưỡng khí, từ đó làm giảm độ hưng phấn của trung khu thần kinh, giảm khoái cảm trong quan hệ tình dục. Tiếp đó, nước nóng làm da và mạch máu dưới da giãn nở, máu dồn đến bộ phận này khiến việc cung cấp máu cho các cơ quan khác như tim, não bị thiếu hụt, khiến cơ thể xuất hiện tình trạng chóng mặt, hoa mắt, tim đập nhanh hơn, làm cho bạn không đủ sức để “yêu”. Nước nóng cũng làm giảm độ nhạy cảm của da, đồng nghĩa với việc làm giảm khoái cảm.

Ngoài ra, nước nóng sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng, khiến việc thụ thai khó hơn nếu như bạn đang muốn có con. Lời khuyên của các chuyên gia là sau khi tắm nước nóng nên nghỉ tối thiểu 30 phút trước khi làm “chuyện ấy”, và không nên tắm nước nóng quá 38 độ C.

Thuc hu thong tin tam nuoc nong 'diet chet' duoc Covid-19

Một nghiên cứu cho thấy rằng việc tắm nước nóng trong thời tiết rất lạnh kì thực gây nguy hiểm cho tim. Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ bị ngừng tim! Ảnh minh họa: Internet
Ngừng tim

Một nghiên cứu cho thấy rằng việc tắm nước nóng trong thời tiết rất lạnh kì thực gây nguy hiểm cho tim. Nó cũng có thể làm tăng nguy cơ bị ngừng tim!

Làm khô da

Nước nóng làm mất độ ẩm trong da khiến nó trông khô, đóng vảy và bị nứt rạn.

Làm giảm khả năng miễn dịch

Nhiều nghiên cứu cho rằng nước lạnh làm tăng khả năng miễn dịch. Trong khi nước nóng lại ngược lại. Mặt khác, việc tắm nước nóng sau khi uống rượu hoặc bị say là cực kì nguy hiểm. Trong rượu, bia có một số chất làm thay đổi huyết áp và nhịp tim và việc tắm nước nóng sẽ làm tăng các chất này lên.

Thuc hu thong tin tam nuoc nong 'diet chet' duoc Covid-19-Hinh-2

Các nhà nghiên cứu đã cho biết, việc tắm nước nóng khiến núi đôi mau chảy xệ và kém vẻ mịn màng săn chắc. Nhưng nếu khéo léo tắm nước nóng sau đó xịt lại bằng nước mát lên vòng một thì kết quả sẽ ngược lại, vòng một sẽ mịn màng và căng tràn sức sống. Ảnh minh họa: Internet
Chóng mặt

Việc thay đổi về huyết áp cũng khiến nhiều người bị chóng mặt.

Buồn nôn

Do những thay đổi xảy ra đối với hệ tuần hoàn, nên một số người thậm chí còn bị buồn nôn khi ngâm mình trong bồn tắm nước nóng. Vì vậy bạn không nên đi tắm sau khi ăn vì nó có thể khiến bạn bị nôn.
Ngất xỉu

Dù hiện tượng này không phổ biến nhưng nhiều bác sĩ cũng ghi nhận bệnh nhân cao huyết áp sẽ dễ bị choáng váng, mờ mắt và ngất khi ngâm mình trong bồn nước nóng. Đặc biệt là thời gian ngâm mình kéo dài từ 30 phút trở lên.

Làm xấu vòng một

Các nhà nghiên cứu đã cho biết, việc tắm nước nóng khiến núi đôi mau chảy xệ và kém vẻ mịn màng săn chắc. Nhưng nếu khéo léo tắm nước nóng sau đó xịt lại bằng nước mát lên vòng một thì kết quả sẽ ngược lại, vòng một sẽ mịn màng và căng tràn sức sống.
Theo Hòa Thuận/Tiền Phong

>> xem thêm

Bình luận(0)