Uống nước đá nhiều trong thời tiết nắng nóng, coi chừng rước bệnh vào thân. Ảnh minh họa
Làm co mạch máu, gây đầy bụng, khó tiêu
Tuy trời nóng nhưng nhiệt độ cơ thể chúng ta lúc nào cũng ở mức 37oC. Khi bạn uống cốc nước đá lạnh (thậm chí chỉ 15-20oC) sẽ làm co các mạch máu trong cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thu. Như vậy, bạn có cảm giác đầy bụng, khó tiêu.
Ngoài ra, những người có thói quen uống nước đá trong lúc đang ăn. Nếu thức ăn có chất béo thì nước lạnh sẽ làm đông vón chất béo lại, khiến khó tiêu.
Làm chậm nhịp tim
Uống nước lạnh có thể làm giảm nhịp tim. Nó tác động và kích thích dây thần kinh phế vị, tạo thành một phần quan trọng trong hệ thống thần kinh tự trị của cơ thể. Khi hệ thống thần kinh này bị ức chế, nó sẽ gây suy giảm nhịp tim.
Tạo chất nhầy trong cơ thể
Theo Health Line, uống nước lạnh làm cho chất nhầy trong cơ thể nở ra, dày hơn, hệ thống miễn dịch suy giảm, dẫn đến nhiều triệu chứng khó chịu như hắt xì hơi, chảy nước mũi, sốt... Đặc biệt, nếu bạn đang bị cảm lạnh, cúm, uống nước lạnh làm triệu chứng nghẹt mũi tồi tệ hơn.
Nhức đầu
Nước đá lạnh sẽ kích thích đột ngột các dây thần kinh và chúng ngay lập tức chuyển thông điệp đến não bộ, sau đó gây ra đau đầu. Kem hoặc đá bào khi bạn dùng có thể có tác dụng tương tự với nước đá lạnh.
Giảm năng lượng
Uống nước đá lạnh có thể làm bạn cảm thấy mát mẻ, sảng khoái trong một thời gian ngắn. Nhưng nó thực sự làm cạn kiệt năng lượng của bạn về lâu dài.
Điều này là do cơ thể phải sử dụng thêm năng lượng để làm nóng nước lạnh. Điều này khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải nhanh chóng.
Đau họng
Uống nước lạnh, đặc biệt là sau bữa ăn, dẫn đến hình thành các chất nhầy dư thừa (niêm mạc đường hô hấp), tạo thành lớp bảo vệ của đường hô hấp. Tuy nhiên, nó sẽ gây ra hiện tượng bỏng lạnh, khiến cổ họng bị đau rát và tổn thương.
Tăng mỡ thừa
Nước lạnh cũng làm cho chất béo tích trữ trong cơ thể bạn cứng hơn, do đó việc đốt cháy chất béo gặp khó khăn. Nếu bạn đang giảm cân thì hãy tránh xa nước lạnh.