Không ăn sáng. Ngủ dậy muộn khiến nhiều người vội vã, không kịp ngồi vào bàn dùng bữa sáng đã tất bật khởi động ngày mới. Thực tế, thói quen giúp bạn tiết kiệm thời gian song ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe lâu dài.Bữa sáng rất quan trọng, chiếm khoảng 30% nhu cầu năng lượng trong ngày. Thiếu năng lượng cũng khiến bạn uể oải suốt cả ngày. Một cuộc khảo sát dài hạn trên 7.000 người chỉ ra, 40% người thường xuyên bỏ bữa sáng có tuổi thọ trung bình thấp hơn 2,5 tuổi so với người ăn uống lành mạnh.Không thay dụng cụ làm bếp. Thớt, đũa gỗ là những vật dụng quen thuộc, gần như nhà nào cũng sử dụng. Tuy nhiên, nhiều gia đình không chú ý thay thường xuyên khiến chúng có nguy cơ bị nấm mốc, sinh ra chất độc hại aflatoxin.Được biết, là một loại độc tố vi nấm được sản sinh bởi nấm mốc Aspergillus. Liều lượng gây tử vong của aflatoxin BI là 0,36mg/kg thể trọng. Nó được đánh giá là chất kịch độc, có độc tính gấp 10 lần so với kali xyanua, 68 lần so với asen (thạch tín).Độc tố aflatoxin có thể gây tổn thương gan, viêm gan, xơ gan, hoại tử gan và các biểu hiện lâm sàng khác như đau bụng, chán ăn, buồn nôn. Nó là nguyên nhân chủ yếu gây ra ung thư gan ở động vật, tăng nguy cơ ung thư dạ dày, trực tràng, vú, buồng trứng và ruột non.Ăn trái cây, rau quả hư hỏng. Trái cây để lâu, bảo quản không đúng cách sẽ bị dập, thối một phần. Nhìn bằng mắt thường, hoa quả kiểu này không thay đổi hương vị. Vậy nhưng, trái cây một khi nhiễm nấm là sẽ hiện diện toàn bộ. Dùng dao cắt bỏ phần dập thối cũng không thể loại bỏ độc tố gây hại, khiến chất gây hại có cơ hội thâm nhập vào cơ thể, "nuôi" tế bào ung thư.Ăn đồ để qua đêm. Thức ăn, đặc biệt là các loại rau xanh để qua đêm rất dễ hao hụt dinh dưỡng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Người có chức năng tiêu hóa yếu ăn loại thực phẩm này dễ bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa.Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên để rau đã chế qua đêm. Sau hơn 12 giờ, chúng sẽ sản sinh ra chất có hại là nitrit. Ăn lượng lớn có thể gây đột biến tế bào, gây bệnh.Không bật máy hút mùi khi nấu ăn. Ngày nay, các gia đình chủ yếu dùng bếp ga, bếp điện. Dù không gây khói như các loại bếp truyền thống song vẫn cần bật máy hút mùi, đặc biệt là khi chiên rán.Khi đun dầu ăn ở nhiệt độ cao, thành phần chính của dầu thực vật và động vật là các axit béo no và không no sẽ được phân hủy, tạo ra hợp chất aldehyde. Hợp chất này dễ bay hơi, khiến người đứng bếp nhanh chóng hít vào.Ngoài hợp chất aldehyde, quá trình nấu nướng ở nhiệt độ cao còn khiến các axit amin có cơ hội kết hợp với nhiều hợp chất, axit béo... tạo ra các hydrocabon thơm, hydrocacbon dị vòng, hay các chất có hại như benzopyrene.Ít vận động. Theo Hướng dẫn Hoạt động Thể chất năm 2008 dành cho người Mỹ, người lớn cần hoạt động thể chất cường độ vừa phải 150 phút mỗi tuần. Tuy nhiên, hầu hết những người có lối sống ít vận động không đáp ứng được khuyến nghị.Được biết, lười vận động có thể làm giảm trao đổi chất, giảm khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, điều hòa huyết áp và tiêu hóa chất béo.Một nghiên cứu phân tích dữ liệu thu thập trong hơn 15 năm thấy rằng lối sống ít vận động có liên quan đến tăng nguy cơ tử vong sớm bất kể mức độ hoạt động thể chất. Ảnh: ITMời độc giả xem video: Ung thư phổi có dễ nhầm với các bệnh hô hấp khác? Nguồn: Vinmec
Không ăn sáng. Ngủ dậy muộn khiến nhiều người vội vã, không kịp ngồi vào bàn dùng bữa sáng đã tất bật khởi động ngày mới. Thực tế, thói quen giúp bạn tiết kiệm thời gian song ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe lâu dài.
Bữa sáng rất quan trọng, chiếm khoảng 30% nhu cầu năng lượng trong ngày. Thiếu năng lượng cũng khiến bạn uể oải suốt cả ngày. Một cuộc khảo sát dài hạn trên 7.000 người chỉ ra, 40% người thường xuyên bỏ bữa sáng có tuổi thọ trung bình thấp hơn 2,5 tuổi so với người ăn uống lành mạnh.
Không thay dụng cụ làm bếp. Thớt, đũa gỗ là những vật dụng quen thuộc, gần như nhà nào cũng sử dụng. Tuy nhiên, nhiều gia đình không chú ý thay thường xuyên khiến chúng có nguy cơ bị nấm mốc, sinh ra chất độc hại aflatoxin.
Được biết, là một loại độc tố vi nấm được sản sinh bởi nấm mốc Aspergillus. Liều lượng gây tử vong của aflatoxin BI là 0,36mg/kg thể trọng. Nó được đánh giá là chất kịch độc, có độc tính gấp 10 lần so với kali xyanua, 68 lần so với asen (thạch tín).
Độc tố aflatoxin có thể gây tổn thương gan, viêm gan, xơ gan, hoại tử gan và các biểu hiện lâm sàng khác như đau bụng, chán ăn, buồn nôn. Nó là nguyên nhân chủ yếu gây ra ung thư gan ở động vật, tăng nguy cơ ung thư dạ dày, trực tràng, vú, buồng trứng và ruột non.
Ăn trái cây, rau quả hư hỏng. Trái cây để lâu, bảo quản không đúng cách sẽ bị dập, thối một phần. Nhìn bằng mắt thường, hoa quả kiểu này không thay đổi hương vị. Vậy nhưng, trái cây một khi nhiễm nấm là sẽ hiện diện toàn bộ. Dùng dao cắt bỏ phần dập thối cũng không thể loại bỏ độc tố gây hại, khiến chất gây hại có cơ hội thâm nhập vào cơ thể, "nuôi" tế bào ung thư.
Ăn đồ để qua đêm. Thức ăn, đặc biệt là các loại rau xanh để qua đêm rất dễ hao hụt dinh dưỡng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Người có chức năng tiêu hóa yếu ăn loại thực phẩm này dễ bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên để rau đã chế qua đêm. Sau hơn 12 giờ, chúng sẽ sản sinh ra chất có hại là nitrit. Ăn lượng lớn có thể gây đột biến tế bào, gây bệnh.
Không bật máy hút mùi khi nấu ăn. Ngày nay, các gia đình chủ yếu dùng bếp ga, bếp điện. Dù không gây khói như các loại bếp truyền thống song vẫn cần bật máy hút mùi, đặc biệt là khi chiên rán.
Khi đun dầu ăn ở nhiệt độ cao, thành phần chính của dầu thực vật và động vật là các axit béo no và không no sẽ được phân hủy, tạo ra hợp chất aldehyde. Hợp chất này dễ bay hơi, khiến người đứng bếp nhanh chóng hít vào.
Ngoài hợp chất aldehyde, quá trình nấu nướng ở nhiệt độ cao còn khiến các axit amin có cơ hội kết hợp với nhiều hợp chất, axit béo... tạo ra các hydrocabon thơm, hydrocacbon dị vòng, hay các chất có hại như benzopyrene.
Ít vận động. Theo Hướng dẫn Hoạt động Thể chất năm 2008 dành cho người Mỹ, người lớn cần hoạt động thể chất cường độ vừa phải 150 phút mỗi tuần. Tuy nhiên, hầu hết những người có lối sống ít vận động không đáp ứng được khuyến nghị.
Được biết, lười vận động có thể làm giảm trao đổi chất, giảm khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, điều hòa huyết áp và tiêu hóa chất béo.
Một nghiên cứu phân tích dữ liệu thu thập trong hơn 15 năm thấy rằng lối sống ít vận động có liên quan đến tăng nguy cơ tử vong sớm bất kể mức độ hoạt động thể chất. Ảnh: IT
Mời độc giả xem video: Ung thư phổi có dễ nhầm với các bệnh hô hấp khác? Nguồn: Vinmec