Vitamin B6. Thiếu hụt vitamin B6, bạn sẽ cảm thấy mỏi mệt, không có năng lượng. Ban đêm, chất lượng giấc ngủ không cao, dễ mộng mị. Có nhiều nguyên nhân gây hiện tượng trên, trong số đó có khả năng cơ thể đang cần bổ sung vitamin B6. (Ảnh minh họa)Về mặt lâm sàng, vitamin B6 thường được dùng để chữa các bệnh về thần kinh. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng nhất định với những người mắc chứng mất ngủ, ngủ mơ.Ngoài việc dùng viên uống vitamin B6, bạn có thể bổ sung dưỡng chất này thông qua ăn uống. Những thực phẩm như khoai lang, bơ, hạt hướng dương, dâu tây... được đánh giá rất cao về hàm lượng vitamin B6.Vitamin B1. Vitamin B1 không phải là thành phần cải thiện chứng mất ngủ đặc biệt hiệu quả. Tuy vậy, bổ sung vitamin B1 góp phần điều chỉnh sự xáo trộn của hệ tiêu hóa. Thực tế, một số người mất ngủ, ngủ hay mơ có liên quan đến vấn đề tiêu hóa. Bổ sung vitamin B1 kịp thời, khoa học sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa hiệu quả.Để cung cấp vitamin B1, bạn tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc bổ sung. Ngoài ra, ngũ cốc thô được đánh giá là nguồn cung cấp vitamin B1 lý tưởng.Vitamin C. Vitamin C là một trong những vitamin phổ biến nhất. Khi đi vào cơ thể, vitamin C mang lại tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả. Nguyên nhân bởi nó có thể thúc đẩy quá trình tổng hợp dẫn truyền thần kinh trong cơ thể.Có nhiều cách để nạp vitamin C, bạn có thể dùng viên uống, viên sủi hoặc tăng cường thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, dứa...Oryzanol. Oryzanol có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện giấc ngủ. Thực tế lâm sàng, bác sĩ thường khuyến nghị người bệnh sử dụng oryzanol bởi nó có khả năng điều hòa trung tâm thần kinh, nội tiết. Nhìn chung, sử dụng oryzanol sẽ mang lại hiệu quả cải thiện chứng mất ngủ, nâng cao chất lượng giấc ngủ và suy nhược thần kinh.Oryzanol có nhiều trong dầu cám gạo từ 1 – 2%, nó là dạng hỗn hợp giữa các este axit ferulic và phytosterol. Ngoài ra, oryzanol còn được tìm thấy trong cám mì, lúa mạch, một số trái cây và rau cải nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều so với dầu cám gạo. Mời độc giả xem thêm video: Mất ngủ kéo dài: Cách nào khắc phục? (Nguồn video: Vinmec)
Vitamin B6. Thiếu hụt vitamin B6, bạn sẽ cảm thấy mỏi mệt, không có năng lượng. Ban đêm, chất lượng giấc ngủ không cao, dễ mộng mị. Có nhiều nguyên nhân gây hiện tượng trên, trong số đó có khả năng cơ thể đang cần bổ sung vitamin B6. (Ảnh minh họa)
Về mặt lâm sàng, vitamin B6 thường được dùng để chữa các bệnh về thần kinh. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng nhất định với những người mắc chứng mất ngủ, ngủ mơ.
Ngoài việc dùng viên uống vitamin B6, bạn có thể bổ sung dưỡng chất này thông qua ăn uống. Những thực phẩm như khoai lang, bơ, hạt hướng dương, dâu tây... được đánh giá rất cao về hàm lượng vitamin B6.
Vitamin B1. Vitamin B1 không phải là thành phần cải thiện chứng mất ngủ đặc biệt hiệu quả. Tuy vậy, bổ sung vitamin B1 góp phần điều chỉnh sự xáo trộn của hệ tiêu hóa. Thực tế, một số người mất ngủ, ngủ hay mơ có liên quan đến vấn đề tiêu hóa. Bổ sung vitamin B1 kịp thời, khoa học sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa hiệu quả.
Để cung cấp vitamin B1, bạn tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc bổ sung. Ngoài ra, ngũ cốc thô được đánh giá là nguồn cung cấp vitamin B1 lý tưởng.
Vitamin C. Vitamin C là một trong những vitamin phổ biến nhất. Khi đi vào cơ thể, vitamin C mang lại tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ hiệu quả. Nguyên nhân bởi nó có thể thúc đẩy quá trình tổng hợp dẫn truyền thần kinh trong cơ thể.
Có nhiều cách để nạp vitamin C, bạn có thể dùng viên uống, viên sủi hoặc tăng cường thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, dứa...
Oryzanol. Oryzanol có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện giấc ngủ. Thực tế lâm sàng, bác sĩ thường khuyến nghị người bệnh sử dụng oryzanol bởi nó có khả năng điều hòa trung tâm thần kinh, nội tiết. Nhìn chung, sử dụng oryzanol sẽ mang lại hiệu quả cải thiện chứng mất ngủ, nâng cao chất lượng giấc ngủ và suy nhược thần kinh.
Oryzanol có nhiều trong dầu cám gạo từ 1 – 2%, nó là dạng hỗn hợp giữa các este axit ferulic và phytosterol. Ngoài ra, oryzanol còn được tìm thấy trong cám mì, lúa mạch, một số trái cây và rau cải nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều so với dầu cám gạo.
Mời độc giả xem thêm video: Mất ngủ kéo dài: Cách nào khắc phục? (Nguồn video: Vinmec)