Lễ cúng hóa vàng hay còn gọi là lễ tạ năm mới, lễ tiễn gia tiên. Theo truyền thống thì lễ cúng này được làm vào ngày mùng 3 hoặc mùng 4 Tết. Thế nhưng, hiện nay, tùy thuộc vào điều kiện mỗi gia đình mà làm lễ cúng vào ngày phù hợp (từ ngày mùng 3 đến ngày mùng 10). (Ảnh minh họa)Trong lễ này, người dân làm mâm cơm cúng gia tiên rồi đem vàng mã đã cúng trong 3 ngày Tết ra hóa. Sau khi hóa vàng, người ta vẩy rượu cúng lên tro vì cho rằng như thế các cụ ở cõi thiêng mới nhận và tiêu được tiền vàng.Cách chuẩn bị lễ cúng hóa vàng cũng giống như lễ cúng gia tiên gồm: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét).Mâm cơm hóa vàng cả cỗ mặn hoặc chay cũng đầy đủ các món đặc trưng của mâm cúng ngày Tết như món luộc, xào, canh, miến, rượu, giò, chả. Ngoài ra, các gia đình có thể chuẩn bị thêm các món ăn chay theo điều kiện gia đình.Mâm cỗ hoá vàng cơ bản có đầy đủ "giò – nem – ninh – mọc" cùng với bánh chưng, gà luộc, xôi.Gà luộc trong mâm hoá vàng phải là gà trống to, chắc, có đôi chân đẹp.Tùy vào khẩu vị của mỗi gia đình, có thêm các món canh, rau dưa để đổi mới, chống ngán.Ở một số vùng miền, thường thêm các món đặc sản để bữa cơm vừa thêm tròn vị, vừa gìn giữ truyền thống văn hóa ẩm thực địa phương.Một lưu ý nhỏ ở đây, vì đa số các gia đình Việt Nam đều sẽ nấu canh miến để cúng hóa vàng, nhưng chỉ nên nấu miến cùng măng và nấm, thịt lợn, gà. Không nên nấu canh miến với thịt vịt, do theo quan niệm xưa rằng đầu tháng ăn thịt vịt sẽ gặp điều xui.Gà cũng được khuyên là nên được cắt tiết và làm sạch từ đêm 30 (tránh sát sinh vào dịp năm mới) để chuẩn bị cho mâm cúng các ngày. Mời độc giả xem thêm video: Món ăn gây thèm và không thể thiếu trong ngày Tết (Nguồn video: THĐT)
Lễ cúng hóa vàng hay còn gọi là lễ tạ năm mới, lễ tiễn gia tiên. Theo truyền thống thì lễ cúng này được làm vào ngày mùng 3 hoặc mùng 4 Tết. Thế nhưng, hiện nay, tùy thuộc vào điều kiện mỗi gia đình mà làm lễ cúng vào ngày phù hợp (từ ngày mùng 3 đến ngày mùng 10). (Ảnh minh họa)
Trong lễ này, người dân làm mâm cơm cúng gia tiên rồi đem vàng mã đã cúng trong 3 ngày Tết ra hóa. Sau khi hóa vàng, người ta vẩy rượu cúng lên tro vì cho rằng như thế các cụ ở cõi thiêng mới nhận và tiêu được tiền vàng.
Cách chuẩn bị lễ cúng hóa vàng cũng giống như lễ cúng gia tiên gồm: Mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét).
Mâm cơm hóa vàng cả cỗ mặn hoặc chay cũng đầy đủ các món đặc trưng của mâm cúng ngày Tết như món luộc, xào, canh, miến, rượu, giò, chả. Ngoài ra, các gia đình có thể chuẩn bị thêm các món ăn chay theo điều kiện gia đình.
Mâm cỗ hoá vàng cơ bản có đầy đủ "giò – nem – ninh – mọc" cùng với bánh chưng, gà luộc, xôi.
Gà luộc trong mâm hoá vàng phải là gà trống to, chắc, có đôi chân đẹp.
Tùy vào khẩu vị của mỗi gia đình, có thêm các món canh, rau dưa để đổi mới, chống ngán.
Ở một số vùng miền, thường thêm các món đặc sản để bữa cơm vừa thêm tròn vị, vừa gìn giữ truyền thống văn hóa ẩm thực địa phương.
Một lưu ý nhỏ ở đây, vì đa số các gia đình Việt Nam đều sẽ nấu canh miến để cúng hóa vàng, nhưng chỉ nên nấu miến cùng măng và nấm, thịt lợn, gà. Không nên nấu canh miến với thịt vịt, do theo quan niệm xưa rằng đầu tháng ăn thịt vịt sẽ gặp điều xui.
Gà cũng được khuyên là nên được cắt tiết và làm sạch từ đêm 30 (tránh sát sinh vào dịp năm mới) để chuẩn bị cho mâm cúng các ngày.