Thấy những dấu hiệu này ở móng tay, đi bệnh viện ngay

Google News

Một số nghiên cứu cho rằng móng tay có các dấu hiệu bất thường đồng nghĩa với việc cảnh báo vấn đề ở sức khỏe mà không phải ai cũng biết.

Móng tay giòn và đổi màu vàng

Biểu hiện này ở móng tay có thể nguyên nhân do nấm. Vấn đề này thường gặp nhiều trên móng chân hơn là móng tay. Để ngăn ngừa nhiễm nấm, bạn không nên đi  chân đất ở những khu vực công cộng, giữ chân và giày sạch sẽ, không đi một đôi giày quá lâu và thường xuyên rửa chân trong khi tắm.

Móng tay giòn, khô, có đường nứt 

Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh ở tuyến giáp. Tuyến giáp là cơ quan tạo ra hormone quan trọng. Nếu nó hoạt động không tốt có thể ảnh hưởng cân nặng, chiều cao, nhiệt độ trong cơ thể. Nếu vấn đề kéo dài mà không đỡ, bạn cần đi khám bác sĩ để có hướng điều trị.

 

Móng tay giòn dễ gãy và bàn tay, chân lạnh

Khi nhận thấy dấu hiệu này, có thể bạn đang bị thiếu máu. Các triệu chứng biểu hiện thiếu máu là chóng mặt, đau đầu, nhịp tim nhanh, đau ngực. Nguyên nhân thiếu máu có thể do chế độ ăn ít chất sắt, thiếu vitamin B12, mắc bệnh suy thận mạn tính, máu ra trong kỳ kinh quá nhiều hoặc mang thai. Để phòng ngừa thiếu máu, bạn cần ăn thực phẩm giàu sắt như: cá, đậu, gan lợn, thịt nạc. Ngoài ra, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ có nên bổ sung vitamin B12 hay không.

Móng tay bị rỗ (lỗ nhỏ trên móng) hoặc dễ bị tách (bong tróc)

Đây có thể là triệu chứng cảnh báo tình trạng viêm khớp. Biểu hiện của bệnh là khớp bị đau và sưng. Phụ nữ thường bị viêm khớp hơn nam giới, mặc dù nam giới mắc phải sẽ có triệu chứng nặng hơn. Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân gây viêm khớp. Việc điều trị viêm khớp phải kết hợp giữa thuốc và các bài tập giúp khớp hoạt động tốt. Khi bị viêm khớp, bạn cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để có cách điều trị đúng nhất.

Chồng chị Hoài không dám quyết đoán việc ra riêng vì sợ mẹ buồn. Ảnh minh họa: M.T

 Móng tay bị tách (bong tróc) và có màu vàng - đỏ

Đây là dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh vảy nến trên da hoặc vảy nến ở móng tay. Hiện, có nhiều phương pháp điều trị làm giảm bớt các triệu chứng của bệnh vảy nến bằng kem bôi, thuốc và phương pháp laser. Khi mắc vảy nến, bạn không nên tự chữa mà cần liên hệ với bác sĩ da liễu để thăm khám và có hướng điều trị đúng nhất.

Để móng tay cứng và dày cần chú ý:

- Giữ độ ẩm cho móng bằng cách dùng các loại trái cây, đồ ăn chứa vitamin E.

- Mang găng tay khi lau chùi hoặc chế biến món ăn.

- Tránh dùng các chất tẩy rửa có chứa axeton hoặc formaldehyde. Bởi các hóa chất này khiến cho móng bị khô, dễ gãy.

- Thường xuyên sử dụng kem dưỡng tay để tốt cho móng.

 

Theo Việt Phong/Dân Việt

>> xem thêm

Bình luận(0)