Cần làm được 20 điều này để thoát khỏi đau khớp dai dẳng

Google News

(Kiến Thức) - Vận động thân thể, cải thiện điều kiện sống và thực hiện một số kinh nghiệm hữu ích sau đây sẽ giúp cho người bệnh thoát khỏi những cơn đau khớp dai dẳng.

1. Vận động thân thể cải thiện tình trạng bệnh: Nên cố gắng tập luyện mỗi ngày như thể dục, đi bộ, bơi lội, luyện khí công hay thái cực quyền... nhưng không được quá sức. Cử động thân thể giúp khí huyết lưu thông và thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể được thực hiện hiệu quả hơn khiến sự tái lập quân bình của cơ thể diễn ra nhanh chóng hơn. Do đó, bệnh sẽ cải thiện sớm và tốt hơn nhiều so với chỉ ăn uống đơn thuần.
Muon chua khoi viem khop, nguoi benh can lam duoc 20 dieu nay
 Vận động thân thể giúp cải thiện tình trạng bệnh viêm khớp.
2. Cải thiện điều kiện sống thích hợp để chữa bệnh: Tránh sống hay sinh hoạt ở những nơi quá ẩm thấp, tránh nằm ngủ trực tiếp dưới đất hoặc sàn nhà bằng gạch hay xi măng không có lót nệm hay chiếu dày. Khi nằm ngủ luôn giữ cho cơ thể được ấm vừa đủ, không để quá lạnh.
Luôn giữ cho hai bàn chân được ấm áp, không ngâm mình trong nước lạnh quá lâu, điều hòa hoặc tiết chế đời sống tình dục, không tắm ngay sau khi ra mồ hôi nhiều.
3. Khi bệnh có dấu hiệu cải thiện đáng kể thì có thể dùng thêm các loại cá nước ngọt, cá có thịt màu trắng để ăn vừa đủ (cá chép, cá cơm, cá bống). Mỗi tuần có thể ăn ba lần con hàu, mỗi lần 2 con và dùng tương cổ truyền, tương đặc, chút muối để nêm thức ăn. Thỉnh thoảng dùng một ít trái cây nấu chín hoặc trái cây khô.
4. Các súp rau củ được ăn nên dùng củ cải trắng, củ hành tây, củ sen, cà rốt, ngưu bàng, bồ công anh, bắp cải, cải xoong, lá tía tô, ngò rí, nấu ninh nhỏ lửa với rong phổ tai và nêm tương cổ truyền.
5. Nhai thật nhỏ thức ăn rồi mới nuốt.
6. Trong trường hợp bệnh nhân bị táo bón nên ăn thêm chút dầu mè hoặc dùng xích tiểu đậu nấu với phổ tai và bí ngô, uống thêm nước sắn dây. Nếu táo bón dai dẳng có thể dùng dụng cụ y tế bơm thụt ruột bằng nước muối thật loãng.
7. Không nên ăn trực tiếp bánh mì, bánh nướng giòn, bánh tráng gạo lứt, ngũ cốc rang phồng.
8. Tránh tắm quá lâu dưới vòi hoa sen.
9. Nếu ngón chân cái bị đau nên mang theo tất cotton để bảo vệ.
10. Sử dụng các loại tương đặc, tương sổi, muối mè, tương cổ truyền nhưng phải thay đổi luân phiên và nêm nhạt.
11. Dùng nước ép cà rốt 2-3 lần mỗi tuần.
12. Ăn cá và hải sản với củ cải trắng hoặc cà rốt nạo.
13. Trong trường hợp viêm sưng đỏ không nên ăn trái cây và uống nước trái cây. Trái cây khô như nho khô, táo tây khô, trái đào khô được dùng với số lượng ít.
14. Mạch nha gạo lứt mỗi tuần dùng 2-3 lần ăn sáng với cháo ngũ cốc lứt, mỗi lần một muỗng cà phê.
15. Trong tháng đầu tiên trị bệnh, pha 1/3 cà rốt nạo, 1/4 củ cải trắng nạo, thêm nước ninh nhỏ lửa trong 3 phút, nêm vài giọt tương cổ truyền cho có vị. Mỗi tuần uống 2 lần và chỉ trong 1 tháng mà thôi.
16. Trong trường hợp khó tiểu: Vắt nước củ cải trắng, lấy 2 muỗng súp nước cốt rồi pha với 6 muỗng súp nước lạnh, cho vào xoong thêm một tí muối. Đem nấu nhỏ lửa trong 1 phút, uống nóng, chỉ uống 1 lần trong ngày và không uống liên tục quá 3 ngày.
17. Nếu bệnh thuyên giảm, có thể ăn thêm chút bánh mì lứt hấp.
18. Mỗi tuần 2 lần uống sắn dây, mận muối, nước tương.
19. Không đeo các trang sức như đồng hồ và các loại bằng kim khí nhất là ở vùng khớp bị đau.
20. Luôn giữ cho cơ thể ấm và đừng để cơ thể nhiễm lạnh có thể gây co cứng khớp.
Theo Cốt tủy thực dưỡng của Trần Ngọc Tài và Thường Huệ Nguyên - Nhà xuất bản Đà Nẵng
Hải Sơn

>> xem thêm

Bình luận(0)