Trung tâm điều dưỡng bệnh nhân tâm thần Thụy An, Ba Vì (Hà Nội) đang nuôi và chữa bệnh cho 600 người. Có mặt tại đây, nhiều người không tránh khỏi ưu tư khi nghĩ về các bệnh nhân. Chị Nguyễn Thị Sâm là ca sĩ chính trong các hoạt động tập thể tại khu điều dưỡng suốt 2 năm qua.Nhiều bệnh nhân có thể thuộc làu làu và hát đồng thanh các ca khúc Phật giáo. Đó là một phần lý do khiến các chị em phụ nữ vui vẻ và bớt kích động hơn.Tại đây luôn tràn ngập tiếng cười mặc dù để ý kỹ sẽ thấy rất xót xa, thương cảm.Lúc bình thường, các bệnh nhân cũng dễ gần, dễ nói chuyện và cũng có những nhu cầu làm đẹp hàng ngày. Một phụ nữ cho biết, dù buộc tóc không đẹp nhưng vẫn thích chăm sóc cho vị khách đến thăm.Không ai hiểu được trong ánh mắt các bệnh nhân ẩn chứa điều gì.Những bệnh nhân nhẹ có thể giúp đỡ vệ sinh cá nhân cho những người khác. Anh Lê Văn Thắng đang được người bạn cắt tóc giúp. Anh bảo, cuộc sống ở đây cơ bản tốt, chỉ thiếu một nơi để có thể tập thể thao.Không phải bệnh nhân nào ở Thụy An cũng được người nhà ngó ngàng quan tâm. Những người như bà Nguyễn Thị Tý không nhiều. Mỗi tháng bà lại lên thăm con một lần. Chưa bao giờ bà Tý quên mang theo mì tôm – món ăn mà cậu con trai yêu thích, kèm một chút tiền để trả nợ cho những người bạn cùng phòng.Một bệnh nhân khoe đồng bạc vừa có được. Các bạn cùng phòng nhao nhao xin.Mỗi người thơ thẩn một góc tường.Mỗi khi có người nhà hoặc đoàn tình nguyện đến thăm cũng là dịp các bệnh nhân có được những suất ăn đầy đặn hơn mọi ngày.Bên cạnh những bệnh nhân nhẹ còn rất nhiều người không nhận thức và kiểm soát được mình trong khi điều kiện chăm sóc còn rất hạn chế.Chỉ có 2 đến 3 y bác sĩ phục vụ từng nhóm bệnh nhân. Các chị cũng thường xuyên phải đối mặt với nguy hiểm khi họ bị lên cơn.Y sỹ Lê Thị Phương Lâm (chưa lập gia đình) chia sẻ, nhiều khi cũng cảm thấy sợ, nhưng rồi cũng phải quen với điều kiện làm việc. "Cũng phải nhờ vào những bệnh nhân tỉnh táo chăm sóc cho những bệnh nhân kém tỉnh táo hơn, công việc của tôi cũng đỡ đi phần nào", chị Lâm tâm sự.
Trung tâm điều dưỡng bệnh nhân tâm thần Thụy An, Ba Vì (Hà Nội) đang nuôi và chữa bệnh cho 600 người. Có mặt tại đây, nhiều người không tránh khỏi ưu tư khi nghĩ về các bệnh nhân. Chị Nguyễn Thị Sâm là ca sĩ chính trong các hoạt động tập thể tại khu điều dưỡng suốt 2 năm qua.
Nhiều bệnh nhân có thể thuộc làu làu và hát đồng thanh các ca khúc Phật giáo. Đó là một phần lý do khiến các chị em phụ nữ vui vẻ và bớt kích động hơn.
Tại đây luôn tràn ngập tiếng cười mặc dù để ý kỹ sẽ thấy rất xót xa, thương cảm.
Lúc bình thường, các bệnh nhân cũng dễ gần, dễ nói chuyện và cũng có những nhu cầu làm đẹp hàng ngày. Một phụ nữ cho biết, dù buộc tóc không đẹp nhưng vẫn thích chăm sóc cho vị khách đến thăm.
Không ai hiểu được trong ánh mắt các bệnh nhân ẩn chứa điều gì.
Những bệnh nhân nhẹ có thể giúp đỡ vệ sinh cá nhân cho những người khác. Anh Lê Văn Thắng đang được người bạn cắt tóc giúp. Anh bảo, cuộc sống ở đây cơ bản tốt, chỉ thiếu một nơi để có thể tập thể thao.
Không phải bệnh nhân nào ở Thụy An cũng được người nhà ngó ngàng quan tâm. Những người như bà Nguyễn Thị Tý không nhiều. Mỗi tháng bà lại lên thăm con một lần. Chưa bao giờ bà Tý quên mang theo mì tôm – món ăn mà cậu con trai yêu thích, kèm một chút tiền để trả nợ cho những người bạn cùng phòng.
Một bệnh nhân khoe đồng bạc vừa có được. Các bạn cùng phòng nhao nhao xin.
Mỗi người thơ thẩn một góc tường.
Mỗi khi có người nhà hoặc đoàn tình nguyện đến thăm cũng là dịp các bệnh nhân có được những suất ăn đầy đặn hơn mọi ngày.
Bên cạnh những bệnh nhân nhẹ còn rất nhiều người không nhận thức và kiểm soát được mình trong khi điều kiện chăm sóc còn rất hạn chế.
Chỉ có 2 đến 3 y bác sĩ phục vụ từng nhóm bệnh nhân. Các chị cũng thường xuyên phải đối mặt với nguy hiểm khi họ bị lên cơn.
Y sỹ Lê Thị Phương Lâm (chưa lập gia đình) chia sẻ, nhiều khi cũng cảm thấy sợ, nhưng rồi cũng phải quen với điều kiện làm việc. "Cũng phải nhờ vào những bệnh nhân tỉnh táo chăm sóc cho những bệnh nhân kém tỉnh táo hơn, công việc của tôi cũng đỡ đi phần nào", chị Lâm tâm sự.