Thai trứng nguy hiểm như thế nào, ai dễ mắc?

Google News

Thai trứng không phải là một bào thai thật sự nhưng nó vẫn gây ra các triệu chứng giống như thai kỳ bình thường. Bệnh này có thể gây tử vong nên chị em cần đi khám để điều trị kịp thời. 

Theo bác sĩ Nguyễn Công Định, khoa Phụ khoa A5 (BV Phụ sản Hà Nội) thai trứng (chửa trứng) là một khối u lành tính phát triển trong tử cung. Nguyên nhân của thai trứng là do trứng được thụ tinh và phát triển một cách bất thường.
Thai trứng được chia làm 2 loại, gồm thai trứng hoàn toàn và thai trứng bán phần. Đây là bệnh lý cần được chẩn đoán, điều trị và theo dõi cẩn thận vì biến chứng của bệnh là u nguyên bào nuôi có tính chất của bệnh lý ung thư.
Khi bị thai trứng, thai hiệu có các dấu hiệu như nghén nặng hơn các thai kỳ bình thường, nôn, bụng to nhanh hơn so với tuổi thai, chậm kinh, đau bụng, ra máu âm đạo, thử que thử xuất hiện 2 vạch. Vì vậy, khi chị em xuất hiện các triệu chứng của việc có thai thì cần đến các cơ sở y tế khám, siêu âm, xét nghiệm để chẩn đoán bệnh lý thai trứng cũng như các bệnh lý khác. Trường hợp phát hiện bị thai trứng, bệnh nhân cần nhanh chóng nhập viện để được điều trị.
Khi được xác định bị thai trứng, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị cho thai phụ. Hiện nay, việc điều trị thai trứng có nhiều phương pháp, như hút thai, phẫu thuật, điều trị hóa chất.
 
Thai trung nguy hiem nhu the nao, ai de mac?
Chị em từng mang thai trứng rất dễ bị tái phát
Theo bác sĩ Trần Văn Cường, Trưởng khoa Mổ hồi sức cấp cứu (BV Phụ sản Hà Nội), việc hút thai cần tiến hành sớm để loại trừ khả năng sảy thai trứng. Khi hút thai sẽ được tiến hành tại phòng bệnh, trong trường hợp bệnh lý thai trứng phức tạp, cần tiến hành tại phòng mổ kết hợp với siêu âm. Bác sĩ có thể tiến hành hút 2 lần cách nhau 1- 2 ngày. Tuy nhiên, có thể xảy ra băng huyết hoặc tổn thương tử cung trong quá trình hút thai.
Bác sĩ Cường cũng cho biết, việc phẫu thuật chỉ áp dụng đối với những bệnh nhân trên 40 tuổi, không còn nhu cầu sinh sản. Khi đó, phẫu thuật viên sẽ mổ mở cắt tử cung hoàn toàn để lại hai buồng trứng. Trường hợp điều trị hóa chất được chỉ định với những bệnh nhân thai trứng nguy cơ cao hoặc đã chuyển sang giai đoạn ung thư nguyên bào nuôi.
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ đối với thai trứng, chẳng hạn như tuổi sinh sản. Theo đó, nguy cơ bị thai trứng tăng cao khi người phụ nữ mang thai ở độ tuổi lớn hơn 35 hoặc trẻ hơn 20; người đã từng mang thai trứng sẽ có nhiều khả năng bị tái phát lại. Trung bình thì có khoảng 1-2% phụ nữ sẽ tiếp tục bị thai trứng sau lần đầu. Ngoài ra, những người từng bị sảy thai cũng có nguy cơ mắc thai trứng. Đặc biệt, những phụ nữ không nhận được đủ vitamin A sẽ có nguy cơ bị thai trứng cao hơn bình thường.
Theo các bác sĩ, nếu chị em đã mang thai trứng, trước khi muốn mang thai lại nên trao đổi kỹ với bác sĩ để được tư vấn. Chị em cũng nên chờ đợi 6 tháng đến một năm để theo dõi bệnh trước khi có thai lại. Nếu mang thai lại, thai phụ nên đi khám thai sớm và đều đặn để bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai có bình thường hay không.
Theo PNVN

>> xem thêm

Bình luận(0)