Tạm đình chỉ bác sĩ tắc trách khiến nữ sinh bị cưa chân

Google News

(Kiến Thức) - Bác sĩ tắc trách khiến nữ sinh lớp 10 bị cưa chân ở Đắc Lắc đã bị tạm đình chỉ để điều tra. Mới đây Bộ Y tế cũng yêu cầu xử lý nghiêm vụ việc trên.

Theo ông Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin Đắk Lắk , nơi xảy ra vụ việc bác sĩ tắc trách khiến nữ sinh phải cưa chân cho biết: "Bệnh viện đã có quyết định tạm đình chỉ công tác nhóm bác sĩ, điều dưỡng tham gia chữa trị cho bệnh nhân Lê Thị Hà Vi 16 tuổi, ở xã Ea B'hốk, huyện Cư Kuin, học sinh lớp 10 Trường THPT Y Jút, để điều tra làm rõ nguyên nhân khiến nữ sinh lớp 10 bị cưa chân, do hoại tử".
Tam dinh chi bac si tac trach khien nu sinh bi cua chan
 Chân của Vi bị hoại tử sau khi được bó bột - Ảnh: ảnh do gia đình cung cấp.
Theo đó, bác sĩ Y Tâm và điều dưỡng Vũ Thị Kim Len là bác sĩ và điều dưỡng Khoa ngoại Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin bị đình chỉ công tác 15 ngày để phục vụ công tác điều tra.
Ngoài ra, lãnh đạo Bệnh viện còn cho biết ông đã đề nghị với lãnh đạo Sở Y tế Đắk Lắk , sau này cháu Vi lớn lên, sẽ nhận cháu vào làm tại bệnh viện. Sở cũng đã đồng ý.
Cũng liên quan tới vụ việc trên, ngày 15/3 lãnh đạo Cục quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế cũng có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk yêu cầu khẩn trương làm rõ thông tin vụ nữ sinh bị cắt chân do sự hạn chế về chuyên môn và tắc trách của y bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin.
Tam dinh chi bac si tac trach khien nu sinh bi cua chan-Hinh-2
Nữ sinh Vi bị cắt chân tại bệnh viện - Ảnh gia đình cung cấp 
Công văn số số 235/KCB-QLCL gửi Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đề nghị nhanh chóng làm rõ thông tin vụ việc, xử lý theo quy định hiện hành. Đồng thời phải công khai kết quả xác minh, hình thức xử lý cho cơ quan báo chí và báo cáo về Cục Quản lý Khám chữa bệnh – Bộ Y tế trước ngày 28/3/2016.
Tước đó, vào trưa ngày 6/3, em Lê Thị Hà Vi trên đường đi học về thì bị tai nạn giao thông và được người dân đưa vào Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin cấp cứu.
Tại đây, bác sĩ chẩn đoán Vi bị gãy mâm chày bên phải và tiến hành bó bột. Đến tối cùng ngày, do bó bột chật, Vi liên tục kêu đau và bị tê chân, phần dưới không còn cảm giác. Tuy nhiên, các bác sĩ không thăm khám mà chỉ bảo bị thương nhẹ, không sao.
Đến 2 ngày sau (ngày 8/3), thấy chân Vi xuất hiện nhiều vết bỏng, sưng vù, gia đình yêu cầu chuyển viện và tháo bột nhưng các bác sĩ vẫn giữ lại để điều trị.
Đến ngày 11/3, khi chân của Vi nổi nhiều bỏng nước lớn, gia đình đã yêu cầu các bác sĩ chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk. Tại đây, các bác sĩ chuẩn đoán chân em Vi bị hoại tử có nguy cơ phải cưa chân và cho chuyển xuống Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM cấp cứu. Sau đó, các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM đã tiến hành phẫu thuật, cắt bỏ gần hết chân.
Mời các bạn xem video clip: Bác sĩ bị bệnh nhân đánh.
Thu Nguyên

Bình luận(3)

Minh Hiền

khaitaynam

Treo bằng mấy thằng bác sĩ nầy 10 năm ,phát cho nó cây cuốc về làm ruộng,Đề nghị xử lý hình sự do sự tắc trách nầy.

Minh Hiền

Thầy Lang

ĐEM ÔNG BÁC SỸ NÀY RA CƯA MỘT CHÂN ĐỂ ÔNG ẤY "RÚT KINH NGHIỆM" !

Minh Hiền

Bình Yên

Đào tạo bác sĩ hiện nay ngoài cử tuyển còn có hệ dự bị chất lượng rất kém. Thời điểm năm 2006, học sinh dân tộc thiểu số thi đại học tổng điểm cả 3 môn Toán + Hóa + Sinh = 6 điểm là có thể đi học dự bị một năm, sau đó sẽ được học chương trình bác sĩ đa khoa chung với sinh viên thi tuyển đầu vào. Bình thường thi đại học phải trên 22 điểm mới mong trúng tuyển bác sĩ, nhưng học sinh dân tộc thiểu số thì chỉ cần 6 điểm cũng có thể làm bác sĩ rồi. Sinh viên dự bị và cử tuyển học rất kém. Mỗi năm, đại học Tây Nguyên có gần trăm bác sĩ dự bị, cử tuyển ra trường, khi xin việc thì lại được ưu tiên. Tính mạng con người là quan trọng nhất. Bác sĩ chuyên môn càng kém thì càng làm chết nhiều người. Mong ngành giáo dục sớm bỏ việc đào tạo bác sĩ hệ dự bị và cử tuyền.