Tại sao bánh quy gây tăng cân?

Google News

Các món có hàm lượng calo cao như bánh quy, bánh mì kẹp thịt có thể làm gián đoạn quá trình tiêu hóa của chúng ta.

Tai sao banh quy gay tang can?

Đồ ăn vặt kích thích não bộ bằng cách giảm khả năng điều chỉnh sự thèm ăn của chúng ta. Ảnh: Cooking with my kids.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sinh lý học đã phát hiện ra ăn bánh quy, bánh ngọt, xúc xích cuộn và bánh mì kẹp thịt dẫn đến tăng cân do ảnh hưởng của chúng đối với hệ tiêu hóa.

Các thí nghiệm tiến hành trên 200 con chuột đã khiến các nhà khoa học kết luận tế bào của hệ thần kinh trung ương (được gọi là tế bào thần kinh đệm hình sao) ảnh hưởng đến con đường hóa học giữa não và ruột.

Khi những con chuột ăn đồ ăn vặt, các tế bào thần kinh đệm hình sao ban đầu phản ứng, giải phóng một chất hóa học gọi là chất dẫn truyền thần kinh đệm, chất này kích thích tế bào thần kinh để đảm bảo dạ dày co bóp đáp ứng với thức ăn đi qua hệ thống tiêu hóa.

Tuy nhiên, khi những con chuột liên tục ăn các sản phẩm béo và đường, con đường này dường như bị gián đoạn. Điều này có nghĩa là đã giảm các tín hiệu yêu cầu dạ dày của chúng ta lấp đầy và trống rỗng một cách thích hợp. Kết quả dẫn đến sự chậm trễ trong quá trình tiêu hóa.

Tai sao banh quy gay tang can?-Hinh-2

Nghiên cứu gần đây tiết lộ mối liên hệ giữa các món ăn có hàm lượng calo cao và tốc độ tiêu hóa. Ảnh: Delicious.

Các nhà khoa học kết luận đồ ăn vặt có thể khiến não của chúng ta hoạt động trở lại bằng cách làm giảm khả năng điều chỉnh cảm giác thèm ăn.

Giải thích ý nghĩa những phát hiện của họ, tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Kirsteen Browning của Đại học Penn State, chia sẻ: "Lượng calo nạp vào được điều chỉnh trong thời gian ngắn bởi tế bào thần kinh đệm hình sao. Chúng tôi nhận thấy việc tiếp xúc ngắn với chế độ ăn giàu chất béo/calo có ảnh hưởng lớn nhất đến tế bào thần kinh đệm hình sao và kích hoạt đường truyền tín hiệu bình thường để kiểm soát dạ dày".

Theo thời gian, tế bào thần kinh đệm hình sao dường như giảm nhạy cảm với thức ăn giàu chất béo. Sau khoảng 10-14 ngày ăn theo chế độ giàu chất béo/calo, tế bào thần kinh đệm hình sao dường như không phản ứng và khả năng điều chỉnh lượng calo của não dường như bị mất. Điều này làm gián đoạn quá trình truyền tín hiệu đến dạ dày và làm chậm quá trình nó làm rỗng.

Khám phá này có thể giúp các nhà nghiên cứu y học hiểu rõ hơn về vai trò của não và các quá trình hóa học đối với chứng thèm ăn. Đổi lại, các phương pháp điều trị béo phì tốt hơn và các loại thuốc có thể được tạo ra nhắm vào chúng.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cần được thực hiện để hiểu mối tương quan và hậu quả của việc ăn quá nhiều, hoạt động của tế bào thần kinh đệm hình sao.

Tiến sĩ Kirsteen Browning cho biết: "Chúng tôi vẫn chưa tìm ra liệu việc mất hoạt động của tế bào thần kinh đệm hình sao và cơ chế truyền tín hiệu có phải là nguyên nhân dẫn đến việc ăn quá nhiều hay nó xảy ra để đáp ứng với việc ăn quá nhiều. Chúng tôi rất mong muốn tìm hiểu xem liệu có thể kích hoạt lại khả năng điều chỉnh lượng calo đã bị mất của não bộ hay không".

Theo Hoàng Anh/ Zing

>> xem thêm

Bình luận(0)