Quế có hai loại: quế Ceylon và quế Cassia. Cassia là loại hầu hết người Mỹ sử dụng để nướng và nấu ăn. Đây cũng là loại được các nhà nghiên cứu sử dụng để xem xét mối quan hệ mật thiết của nó với bệnh tiểu đường.Nhiều nghiên cứu nhỏ đã chứng minh, mức độ đường trong máu được cải thiện nếu bạn dùng lượng quế thích hợp hàng ngày. Ở các bệnh nhân tiểu đường type 2, các hooc mon insulin làm giảm đường huyết hoạt động không hiệu quả dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn.Trong cây quế chứa một số hợp chất giúp insulin hoạt động hiệu quả, nâng cao khả năng vận chuyển glucose tới những tế bào đang "đói đường". Ngoài ra quế còn có thể giúp các tế bào chất béo nhận dạng và phản ứng tốt với insulin.Điều này đã được chứng minh theo nghiên cứu, các tình nguyện viên được ăn 1 -6 gr quế trong 40 ngày. Kết quả, quế có thể hạ mức cholesterol đến 18% và tỷ lệ đường huyết xuống 24%.Quế an toàn với bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, với những người bị bệnh về gan nên cẩn thận vì quế mang đặc tính nóng có thể làm cho gan phải hoạt động mạnh. Tuy nhiên, trong quế cũng chứa một số chất có thể biến thành độc tố nếu ở hàm lượng cao, vì thế người dùng cần thận trọng, 1 gr mỗi ngày là an toàn nhất.Hơn nữa, nên bổ sung quế như một loại gia vị, không dùng như thuốc thang. Nếu như chọn mua quế cho cả gia đình, hãy chọn nhãn hiệu đóng dấu an toàn thực phẩm. Điều này cho phép bạn đảm bảo bổ sung đúng liều lượng cơ thể cần.Đối với Tây y, quế hoặc tinh dầu quế còn có tác dụng kích thích tiêu hoá, kích thích hô hấp và tuần hoàn huyết. Quế còn làm co mạch, làm tăng sự bài tiết và tăng nhu động ruột. Đặc biệt trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học phương Tây đang quan tâm đến giá trị hữu ích của quế trong việc điều trị những hội chứng rối loạn chuyển hoá.Khi dùng quế, cũng nên chú ý không kết hợp với một số loại thực phẩm có chứa axit alpha lipoic như men bia, rau bina, bông cải xanh,đậu Hà Lan, mướp đắng, tỏi, nhâm sâm hay một số loại thuốc tiểu đường khác.
Quế có hai loại: quế Ceylon và quế Cassia. Cassia là loại hầu hết người Mỹ sử dụng để nướng và nấu ăn. Đây cũng là loại được các nhà nghiên cứu sử dụng để xem xét mối quan hệ mật thiết của nó với bệnh tiểu đường.
Nhiều nghiên cứu nhỏ đã chứng minh, mức độ đường trong máu được cải thiện nếu bạn dùng lượng quế thích hợp hàng ngày. Ở các bệnh nhân tiểu đường type 2, các hooc mon insulin làm giảm đường huyết hoạt động không hiệu quả dẫn đến lượng đường trong máu cao hơn.
Trong cây quế chứa một số hợp chất giúp insulin hoạt động hiệu quả, nâng cao khả năng vận chuyển glucose tới những tế bào đang "đói đường". Ngoài ra quế còn có thể giúp các tế bào chất béo nhận dạng và phản ứng tốt với insulin.
Điều này đã được chứng minh theo nghiên cứu, các tình nguyện viên được ăn 1 -6 gr quế trong 40 ngày. Kết quả, quế có thể hạ mức cholesterol đến 18% và tỷ lệ đường huyết xuống 24%.
Quế an toàn với bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, với những người bị bệnh về gan nên cẩn thận vì quế mang đặc tính nóng có thể làm cho gan phải hoạt động mạnh. Tuy nhiên, trong quế cũng chứa một số chất có thể biến thành độc tố nếu ở hàm lượng cao, vì thế người dùng cần thận trọng, 1 gr mỗi ngày là an toàn nhất.
Hơn nữa, nên bổ sung quế như một loại gia vị, không dùng như thuốc thang. Nếu như chọn mua quế cho cả gia đình, hãy chọn nhãn hiệu đóng dấu an toàn thực phẩm. Điều này cho phép bạn đảm bảo bổ sung đúng liều lượng cơ thể cần.
Đối với Tây y, quế hoặc tinh dầu quế còn có tác dụng kích thích tiêu hoá, kích thích hô hấp và tuần hoàn huyết. Quế còn làm co mạch, làm tăng sự bài tiết và tăng nhu động ruột. Đặc biệt trong những năm gần đây, nhiều nhà khoa học phương Tây đang quan tâm đến giá trị hữu ích của quế trong việc điều trị những hội chứng rối loạn chuyển hoá.
Khi dùng quế, cũng nên chú ý không kết hợp với một số loại thực phẩm có chứa axit alpha lipoic như men bia, rau bina, bông cải xanh,đậu Hà Lan, mướp đắng, tỏi, nhâm sâm hay một số loại thuốc tiểu đường khác.