Thai chết lưu. Nguy cơ thai chết lưu tăng lên đáng kể khi thai nhi quá lớn và nguy cơ này thậm chí còn tăng cao hơn khi các bà mẹ mắc bệnh tiểu đường. Tiền sản giật. 8% phụ nữ khi mang thai thường mắc bệnh cao huyết áp, phù (giữ nước) và mức độ cao protein trong nước tiểu, thường là sau tuần 20 của thai kỳ. Bệnh tiểu đường là một trong nhiều nguyên nhân làm tăng nguy cơ tiền sản giật.Sinh non. Glucose tăng cao trong thời kỳ mang thai ở người mẹ có thể dẫn đến việc sinh non. Trẻ sinh non sẽ có nguy cơ cao hơn với các vấn đề về hô hấp và tim, xuất huyết não, khó khăn về tiêu hóa và thị lực kém.Dị tật bẩm sinh. Những phụ nữ có lượng đường cao trong tuần thứ sáu đến tuần thứ tám sau kỳ kinh cuối, có nhiều khả năng sinh con bị dị tật bẩm sinh. Trong thời gian này, cơ thể của thai nhi đang dần hình thành, lượng đường có thể ảnh hưởng đến sự phát triển, đặc biệt sẽ ảnh hưởng đến tim, tủy sống cũng như xương, thận và hệ thống tiêu hóa.Vàng da. Khi bà bầu tiểu đường, trẻ sinh ra có thể vàng da. Vàng da xảy ra khi máu có chứa quá nhiều bilirubin, xảy ra khi các tế bào máu đỏ bị phá vỡ. Tuy nhiên, chứng vàng da thường là vô hại và sẽ mất dần sau một vài ngày.Hạ đường huyết sau khi sinh. Thai nhi nhận oxy từ máu của mẹ, đi qua nhau thai. Các chất dinh dưỡng, bao gồm đường sẽ đi qua nhau thai. Trong 6 tháng cuối của thời kỳ mang thai, nếu người mẹ bị tăng đường huyết sẽ gây ra tình trạng tăng insulin ở thai nhi. Sau khi sinh, trẻ sẽ nhận được ít lượng đường hơn so với khi còn ở trong tử cung của người mẹ. Do vậy, sự dư thừa insulin sẽ dẫn đến nguy cơ hạ đường huyết, dễ gây tổn thương đến các tế bào thần kinh não bộ, nếu không được điều trị kịp thời.Cân nặng quá mức. Thai nhi có mẹ mắc bệnh tiểu đường gặp phải các vấn đề về insulin trong tuyến tụy gây ra việc tăng cân quá mức bình thường. Điều này có thể gây ra tổn thương cho thai nhi, nếu thai nhi phát triển quá lớn có thể yêu cầu sinh mổ thay vì sinh bình thường.Polyhydramnios. Polyhydramnios là tình trạng quá nhiều nước ối. Nếu người mẹ bị bệnh tiểu đường và không kiểm soát được, sẽ có nguy cơ mắc chứng polyhydramnios, đặc biệt trong quý III. Quá nhiều nước ối quanh bé có thể dẫn đến nhiều biến chứng, bao gồm cả sinh non.Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong tương lai cao hơn. Trẻ do các bà mẹ mắc bệnh tiểu đường mang thai và sinh ra có nguy cơ cao hơn trẻ em bình thường trong việc béo phì và mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong tương lai.
Thai chết lưu. Nguy cơ thai chết lưu tăng lên đáng kể khi thai nhi quá lớn và nguy cơ này thậm chí còn tăng cao hơn khi các bà mẹ mắc bệnh tiểu đường.
Tiền sản giật. 8% phụ nữ khi mang thai thường mắc bệnh cao huyết áp, phù (giữ nước) và mức độ cao protein trong nước tiểu, thường là sau tuần 20 của thai kỳ. Bệnh tiểu đường là một trong nhiều nguyên nhân làm tăng nguy cơ tiền sản giật.
Sinh non. Glucose tăng cao trong thời kỳ mang thai ở người mẹ có thể dẫn đến việc sinh non. Trẻ sinh non sẽ có nguy cơ cao hơn với các vấn đề về hô hấp và tim, xuất huyết não, khó khăn về tiêu hóa và thị lực kém.
Dị tật bẩm sinh. Những phụ nữ có lượng đường cao trong tuần thứ sáu đến tuần thứ tám sau kỳ kinh cuối, có nhiều khả năng sinh con bị dị tật bẩm sinh. Trong thời gian này, cơ thể của thai nhi đang dần hình thành, lượng đường có thể ảnh hưởng đến sự phát triển, đặc biệt sẽ ảnh hưởng đến tim, tủy sống cũng như xương, thận và hệ thống tiêu hóa.
Vàng da. Khi bà bầu tiểu đường, trẻ sinh ra có thể vàng da. Vàng da xảy ra khi máu có chứa quá nhiều bilirubin, xảy ra khi các tế bào máu đỏ bị phá vỡ. Tuy nhiên, chứng vàng da thường là vô hại và sẽ mất dần sau một vài ngày.
Hạ đường huyết sau khi sinh. Thai nhi nhận oxy từ máu của mẹ, đi qua nhau thai. Các chất dinh dưỡng, bao gồm đường sẽ đi qua nhau thai. Trong 6 tháng cuối của thời kỳ mang thai, nếu người mẹ bị tăng đường huyết sẽ gây ra tình trạng tăng insulin ở thai nhi. Sau khi sinh, trẻ sẽ nhận được ít lượng đường hơn so với khi còn ở trong tử cung của người mẹ. Do vậy, sự dư thừa insulin sẽ dẫn đến nguy cơ hạ đường huyết, dễ gây tổn thương đến các tế bào thần kinh não bộ, nếu không được điều trị kịp thời.
Cân nặng quá mức. Thai nhi có mẹ mắc bệnh tiểu đường gặp phải các vấn đề về insulin trong tuyến tụy gây ra việc tăng cân quá mức bình thường. Điều này có thể gây ra tổn thương cho thai nhi, nếu thai nhi phát triển quá lớn có thể yêu cầu sinh mổ thay vì sinh bình thường.
Polyhydramnios. Polyhydramnios là tình trạng quá nhiều nước ối. Nếu người mẹ bị bệnh tiểu đường và không kiểm soát được, sẽ có nguy cơ mắc chứng polyhydramnios, đặc biệt trong quý III. Quá nhiều nước ối quanh bé có thể dẫn đến nhiều biến chứng, bao gồm cả sinh non.
Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong tương lai cao hơn. Trẻ do các bà mẹ mắc bệnh tiểu đường mang thai và sinh ra có nguy cơ cao hơn trẻ em bình thường trong việc béo phì và mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong tương lai.