Mayo Clinic định nghĩa rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là tình trạng liên quan đến sự phát triển não bộ, ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp xã hội và nhận thức. Dữ liệu năm 2020 từ Mạng lưới Giám sát Chứng Tự kỷ và Khuyết tật Phát triển của Mỹ (ADDM), cứ 54 trẻ thì có một trẻ mắc ASD. Không chỉ trẻ em mới được chẩn đoán, ngay cả người trưởng thành cũng mang trong mình hội chứng tự kỷ.Wentworth Miller. Nam diễn viên người Anh, sinh năm 1972. Anh nổi tiếng với vai chính trong bộ phim truyền hình ăn khách “Vượt ngục” (Prison Break). Nhờ vai diễn này, sự nghiệp của Wentworth Miller phát triển tốt, đoạt nhiều giải thưởng danh giá như “Quả cầu vàng” cho hạng mục “Nam diễn viên xuất sắc ở thể loại phim truyền hình”.Wentworth được ví như “người khổng lồ” mắc hội chứng tự kỷ khi trên Instagram ngày 27/7/2020. Tròn 1 năm tiếp nhận can thiệp, tình trạng của Miller chưa có sự tiến triển rõ rệt. Bản thân anh cũng nhận thấy không biết quá nhiều về hội chứng tự kỷ, sẽ nỗ lực tỏa sáng theo cách của mình nhờ sự giúp đỡ của người thân.Dan Aykroyd. Anh là diễn viên, nhà sản xuất, nhạc sĩ và nhà làm phim nổi tiếng người Canada. Chia sẻ với Dailymail (2013), Dan thừa nhận mình mắc hội chứng tự kỷ chức năng cao (hội chứng Asperger) từ nhỏ.Khiếm khuyết cơ thể không khiến Dan thu mình. Ông tiếp nhận can thiệp và có thể kiểm soát bản thân. Thậm chí, Dan còn ghi nhận hội chứng tự kỷ là một trong những yếu tố giúp anh tạo ra loạt phim bom tấn lớn nhất lịch sử điện ảnh.Daryl Hannah. Daryl Hannal là diễn viên nổi tiếng, nhà hoạt động môi trường người Mỹ. Cô xuất hiện lần đầu trên màn ảnh trong bộ phim kinh dị siêu nhiên The Fury (1978). Nhờ tài năng diễn xuất, Daryl liên tục được phân vai chính trong sự nghiệp điện ảnh của mình.Ngay từ nhỏ, “người khổng lồ” của Hollywood được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ. Cô luôn cảm thấy hoảng sợ khi trở thành trung tâm sự chú ý. Vì thế, cô thường từ chối xuất hiện trên các talkshow hay sự kiện, quảng cáo.Anthony Hopkins. Ông là diễn viên đến từ xứ Wales, một trong những diễn viên xuất sắc nhất mọi thời đại của nước Anh. Điều bất ngờ là “người khổng lồ” cả thế giới ngưỡng mộ thừa nhận bản thân mắc hội chứng tự kỷ chức năng cao.Ông phát hiện mình mắc hội chứng Asperger lúc 70 tuổi. Tự kỷ khiến Anthony khác biệt với những người đồng nghiệp. Ông thấy hứng thú với việc bóc tách nội tâm nhân vật. Ttìm hiểu điều gì khiến họ hay vì diễn, Anthony hòa mình vào nhân vật, thích thú, đau khổ và thể hiện trọn vẹn.Courtney Michelle Love. Courtney là ca sĩ, nhạc sĩ và diễn viên nổi tiếng người Mỹ. Là con gái của chuyên gia trị liệu tâm lý song phải đến năm 9 tuổi, Courtney mới được ghi nhận có dấu hiệu của rối loạn phổ tự kỷ.Vượt qua khó khăn, Courtney dần khẳng định tài năng xuất chúng, được chứng nhận Bạch Kim từ Hiệp hội Thu âm Mỹ. Năm 1995, Courtney tỏa sáng với vai trò diễn xuất, nhận đề cử giải Quả cầu vàng cho vai Althea Leasure (The People).Hannah Gadsby. Hannah Gadsby là diễn viên hài nổi tiếng người Úc. Cô được chẩn đoán mắc chứng tăng động, tự kỷ khi trưởng thành. Không hề suy sụp, Hannal cho biết chẩn đoán giúp cô thay đổi cách nhìn nhận, hiểu về bản thân.Susan Boyle. Susan Boyle là ca sĩ người Scotland, nổi lên như một hiện tượng toàn cầu khi xuất hiện trong chương trình “Britain’s Got Talent” năm 2009. Ngay từ nhỏ, Susan thường xuyên trở thành đối tượng bắt nạt của bạn bè khi mắc chứng chậm hiểu trong học tập.Hiện tượng của Susan được ví như một câu chuyện cổ tích, khiến cả thế giới sửng sốt trước một tài năng siêu thực. Đặc biệt năm 2013, Susan được bác sĩ thông báo mắc hội chứng Asperger (với chỉ số IQ trên trung bình) chứ không phải gặp khó khăn trong học tập. Ảnh: InternetMời độc giả xem video: Hội chứng khiến người bệnh khó chịu với tiếng nhai thức ăn. Nguồn: Zingnews
Mayo Clinic định nghĩa rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là tình trạng liên quan đến sự phát triển não bộ, ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp xã hội và nhận thức. Dữ liệu năm 2020 từ Mạng lưới Giám sát Chứng Tự kỷ và Khuyết tật Phát triển của Mỹ (ADDM), cứ 54 trẻ thì có một trẻ mắc ASD. Không chỉ trẻ em mới được chẩn đoán, ngay cả người trưởng thành cũng mang trong mình hội chứng tự kỷ.
Wentworth Miller. Nam diễn viên người Anh, sinh năm 1972. Anh nổi tiếng với vai chính trong bộ phim truyền hình ăn khách “Vượt ngục” (Prison Break). Nhờ vai diễn này, sự nghiệp của Wentworth Miller phát triển tốt, đoạt nhiều giải thưởng danh giá như “Quả cầu vàng” cho hạng mục “Nam diễn viên xuất sắc ở thể loại phim truyền hình”.
Wentworth được ví như “người khổng lồ” mắc hội chứng tự kỷ khi trên Instagram ngày 27/7/2020. Tròn 1 năm tiếp nhận can thiệp, tình trạng của Miller chưa có sự tiến triển rõ rệt. Bản thân anh cũng nhận thấy không biết quá nhiều về hội chứng tự kỷ, sẽ nỗ lực tỏa sáng theo cách của mình nhờ sự giúp đỡ của người thân.
Dan Aykroyd. Anh là diễn viên, nhà sản xuất, nhạc sĩ và nhà làm phim nổi tiếng người Canada. Chia sẻ với Dailymail (2013), Dan thừa nhận mình mắc hội chứng tự kỷ chức năng cao (hội chứng Asperger) từ nhỏ.
Khiếm khuyết cơ thể không khiến Dan thu mình. Ông tiếp nhận can thiệp và có thể kiểm soát bản thân. Thậm chí, Dan còn ghi nhận hội chứng tự kỷ là một trong những yếu tố giúp anh tạo ra loạt phim bom tấn lớn nhất lịch sử điện ảnh.
Daryl Hannah. Daryl Hannal là diễn viên nổi tiếng, nhà hoạt động môi trường người Mỹ. Cô xuất hiện lần đầu trên màn ảnh trong bộ phim kinh dị siêu nhiên The Fury (1978). Nhờ tài năng diễn xuất, Daryl liên tục được phân vai chính trong sự nghiệp điện ảnh của mình.
Ngay từ nhỏ, “người khổng lồ” của Hollywood được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ. Cô luôn cảm thấy hoảng sợ khi trở thành trung tâm sự chú ý. Vì thế, cô thường từ chối xuất hiện trên các talkshow hay sự kiện, quảng cáo.
Anthony Hopkins. Ông là diễn viên đến từ xứ Wales, một trong những diễn viên xuất sắc nhất mọi thời đại của nước Anh. Điều bất ngờ là “người khổng lồ” cả thế giới ngưỡng mộ thừa nhận bản thân mắc hội chứng tự kỷ chức năng cao.
Ông phát hiện mình mắc hội chứng Asperger lúc 70 tuổi. Tự kỷ khiến Anthony khác biệt với những người đồng nghiệp. Ông thấy hứng thú với việc bóc tách nội tâm nhân vật. Ttìm hiểu điều gì khiến họ hay vì diễn, Anthony hòa mình vào nhân vật, thích thú, đau khổ và thể hiện trọn vẹn.
Courtney Michelle Love. Courtney là ca sĩ, nhạc sĩ và diễn viên nổi tiếng người Mỹ. Là con gái của chuyên gia trị liệu tâm lý song phải đến năm 9 tuổi, Courtney mới được ghi nhận có dấu hiệu của rối loạn phổ tự kỷ.
Vượt qua khó khăn, Courtney dần khẳng định tài năng xuất chúng, được chứng nhận Bạch Kim từ Hiệp hội Thu âm Mỹ. Năm 1995, Courtney tỏa sáng với vai trò diễn xuất, nhận đề cử giải Quả cầu vàng cho vai Althea Leasure (The People).
Hannah Gadsby. Hannah Gadsby là diễn viên hài nổi tiếng người Úc. Cô được chẩn đoán mắc chứng tăng động, tự kỷ khi trưởng thành. Không hề suy sụp, Hannal cho biết chẩn đoán giúp cô thay đổi cách nhìn nhận, hiểu về bản thân.
Susan Boyle. Susan Boyle là ca sĩ người Scotland, nổi lên như một hiện tượng toàn cầu khi xuất hiện trong chương trình “Britain’s Got Talent” năm 2009. Ngay từ nhỏ, Susan thường xuyên trở thành đối tượng bắt nạt của bạn bè khi mắc chứng chậm hiểu trong học tập.
Hiện tượng của Susan được ví như một câu chuyện cổ tích, khiến cả thế giới sửng sốt trước một tài năng siêu thực. Đặc biệt năm 2013, Susan được bác sĩ thông báo mắc hội chứng Asperger (với chỉ số IQ trên trung bình) chứ không phải gặp khó khăn trong học tập. Ảnh: Internet
Mời độc giả xem video: Hội chứng khiến người bệnh khó chịu với tiếng nhai thức ăn. Nguồn: Zingnews