Đuối nước hay còn gọi là chết đuối là tình trạng nạn nhân bị ngạt khi chìm trong nước, hít phải nước hoặc có một số nạn nhân bị ngạt do sự co thắt thanh quản. Đuối nước dẫn tới tình trạng thiếu oxy não gây tình trạng bại não hoặc tử vong nếu thiếu oxy kéo dài.Nhiều người khi thấy trẻ đuối nước vội vàng dốc ngược và vác trẻ lên vai chạy vì nghĩ rằng cách làm này sẽ cứu được trẻ, khiến trẻ ọc nước ra. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng đây là cách sơ cứu đuối nước sai lầm.Theo TS Lương Quốc Chính, khoa Cấp cứu, BV Bạch Mai, việc cộng đồng truyền miệng vác ngược/cầm chân dốc ngược nạn nhân đuối nước rồi chạy để nước chảy ra là cách sơ cứu hết sức sai lầm.“Việc dốc ngược nạn nhân không mang lại giá trị, thậm chí làm mất cơ hội sống của bệnh nhân vì sau khi chạy, quay lại ép tim thì đã quá muộn. Nguyên tắc của cấp cứu đuối nước luôn phải thực hiện hồi sinh tim phổi”, TS Chính nhấn mạnh.Nếu để phổi bị tổn thương, nạn nhân sẽ dễ tiến triển hội chứng suy hô hấp trên, oxy trong máu sụt giảm, trơ không hồi phục nên kể cả được điều trị vẫn có thể tử vong.Bác sĩ cũng lưu ý, hãy nhớ nguyên tắc, thấy một người đuối nước, không được phép biến mình trở thành nạn nhân thứ hai. Thấy người đuối nước mà không biết bơi, hãy gọi hỗ trợ thay vì nhảy xuống cứu bệnh nhân vì khi đó, hậu quả tăng gấp đôi.Ngay khi đưa được nạn nhân đuối nước lên bờ, phải lập tức kiểm tra hơi thở. Nếu còn thở, phải đặt nạn nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn, theo dõi sát nhịp thở, gọi cấp cứu.Còn lại, hầu hết các trường hợp đuối nước được đưa lên bờ đều ngừng thở. Khi đó ngay lập tức phải thực hiện quy trình hồi sinh tim phổi cho nạn nhân.Bắt đầu bằng việc mở miệng nạn nhân xem bên trong có dị vật như rau, bùn đất, răng giả hay không, nếu có phải moi hết ra. Sau đó nâng cằm, mở miệng nạn nhân, bóp mũi, thổi ngạt liên tục 5 lần rồi tiến hành ép tim ngoài lồng ngực 30 lần. Tốc độ ép 100 lần/phút, sau 30 cái lại quay sang thổi ngạt 2 lần. Làm liên tục cho đến khi nạn nhân thở được hoặc có cứu hộ đến.Ép tim lồng ngực đúng kỹ thuật phải dùng 2 tay đan vào nhau, để lên 1/3 dưới của xương ức hoặc giữa xương ức. Tay ép chạm vuông góc với thành ngực, dùng lực toàn thân chứ không riêng 2 cánh tay, đảm bảo độ lún phải đạt 5cm. Nếu nạn nhân hồi tỉnh, phải tìm cách ủ ấm vì có nguy cơ hạ thân nhiệt, có thể làm tim ngừng đập. Ảnh: Internet.Video "Sơ cứu suy hô hấp do dị vật đường thở ở trẻ em". Nguồn: Youtube.
Đuối nước hay còn gọi là chết đuối là tình trạng nạn nhân bị ngạt khi chìm trong nước, hít phải nước hoặc có một số nạn nhân bị ngạt do sự co thắt thanh quản. Đuối nước dẫn tới tình trạng thiếu oxy não gây tình trạng bại não hoặc tử vong nếu thiếu oxy kéo dài.
Nhiều người khi thấy trẻ đuối nước vội vàng dốc ngược và vác trẻ lên vai chạy vì nghĩ rằng cách làm này sẽ cứu được trẻ, khiến trẻ ọc nước ra. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng đây là cách sơ cứu đuối nước sai lầm.
Theo TS Lương Quốc Chính, khoa Cấp cứu, BV Bạch Mai, việc cộng đồng truyền miệng vác ngược/cầm chân dốc ngược nạn nhân đuối nước rồi chạy để nước chảy ra là cách sơ cứu hết sức sai lầm.
“Việc dốc ngược nạn nhân không mang lại giá trị, thậm chí làm mất cơ hội sống của bệnh nhân vì sau khi chạy, quay lại ép tim thì đã quá muộn. Nguyên tắc của cấp cứu đuối nước luôn phải thực hiện hồi sinh tim phổi”, TS Chính nhấn mạnh.
Nếu để phổi bị tổn thương, nạn nhân sẽ dễ tiến triển hội chứng suy hô hấp trên, oxy trong máu sụt giảm, trơ không hồi phục nên kể cả được điều trị vẫn có thể tử vong.
Bác sĩ cũng lưu ý, hãy nhớ nguyên tắc, thấy một người đuối nước, không được phép biến mình trở thành nạn nhân thứ hai. Thấy người đuối nước mà không biết bơi, hãy gọi hỗ trợ thay vì nhảy xuống cứu bệnh nhân vì khi đó, hậu quả tăng gấp đôi.
Ngay khi đưa được nạn nhân đuối nước lên bờ, phải lập tức kiểm tra hơi thở. Nếu còn thở, phải đặt nạn nhân ở tư thế nằm nghiêng an toàn, theo dõi sát nhịp thở, gọi cấp cứu.
Còn lại, hầu hết các trường hợp đuối nước được đưa lên bờ đều ngừng thở. Khi đó ngay lập tức phải thực hiện quy trình hồi sinh tim phổi cho nạn nhân.
Bắt đầu bằng việc mở miệng nạn nhân xem bên trong có dị vật như rau, bùn đất, răng giả hay không, nếu có phải moi hết ra. Sau đó nâng cằm, mở miệng nạn nhân, bóp mũi, thổi ngạt liên tục 5 lần rồi tiến hành ép tim ngoài lồng ngực 30 lần. Tốc độ ép 100 lần/phút, sau 30 cái lại quay sang thổi ngạt 2 lần. Làm liên tục cho đến khi nạn nhân thở được hoặc có cứu hộ đến.
Ép tim lồng ngực đúng kỹ thuật phải dùng 2 tay đan vào nhau, để lên 1/3 dưới của xương ức hoặc giữa xương ức. Tay ép chạm vuông góc với thành ngực, dùng lực toàn thân chứ không riêng 2 cánh tay, đảm bảo độ lún phải đạt 5cm. Nếu nạn nhân hồi tỉnh, phải tìm cách ủ ấm vì có nguy cơ hạ thân nhiệt, có thể làm tim ngừng đập. Ảnh: Internet.
Video "Sơ cứu suy hô hấp do dị vật đường thở ở trẻ em". Nguồn: Youtube.