Tự ý cho con uống kháng sinh khi bé sốt cao, là một sai lầm nhiều bà mẹ Việt mắc phải.Bé sốt có thể vì nhiều nguyên nhân. Nếu bé bị sốt do vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng gây ra thì kháng sinh có thể có tác dụng.Tuy nhiên nếu bé sốt vì những nguyên nhân khác thì kháng sinh không làm cơn sốt dai dẳng của bé ngắt được mà còn gây hại cho chúng.Cho bé uống thuốc hạ sốt không đúng liều, đúng loại, cũng là sai lầm khiến bé khó cắt sốt. Theo các bác sĩ Nhi khoa, thuốc hạ sốt nếu uống không đủ liều thì bé khó có thể cắt sốt và rất dễ nhờn thuốc.Ủ ấm con quá kỹ cũng là sai lầm của mẹ, khiến bé sốt cao dai dẳng không ngắt. Trẻ bị sốt nếu muốn hạ sốt nhanh cần cho mặc thoáng, được lau mát kịp thời.Khi bạn ủ quá kĩ thân nhiệt của bé tăng cao sẽ không tỏa nhiệt ra được và khó hạ sốt. Ủ quá kĩ còn có thể làm bé dễ bị co giật vì sốt quá cao.Không bù nước bù điện giả cho bé: Sốt cao kéo dài thường gây mất nước, muối cơ thể. Tình trạng này làm máu bị cô đặc lại, huyết áp hạ xuống, máu khó đi đến các cơ phận, tim đập nhanh lên để bù. Sự mất muối và nước làm mất cân bằng điện giải, gây nhiều hệ lụy khác ở tế bào, ở các tổ chức cơ quan trong cơ thể.Nếu mẹ không bù nước, điện giải cho bé kịp thời có thể khiến cơn sốt của bé trở nên trầm trọng, khó cắt sốt và sức khỏe yếu ớt hơn.Sờ trán đo nhiệt độ của con cũng khiến việc chăm sóc bé sốt càng khó khăn hơn. Cách xác định con sốt như trên là hoàn toàn không chính xác. Để biết bé sốt cao hay thấp, bao nhiêu độ bạn hãy sử dụng nhiệt kế để đo.Trẻ chỉ được gọi là sốt khi nhiệt kế có các chỉ số: Nhiệt độ trong hậu môn cao hơn 38 độ C, nhiệt độ ở miệng cao hơn 37,8 độ C, nhiệt độ ở nách cao hơn 37,5 độ C.
Tự ý cho con uống kháng sinh khi bé sốt cao, là một sai lầm nhiều bà mẹ Việt mắc phải.
Bé sốt có thể vì nhiều nguyên nhân. Nếu bé bị sốt do vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng gây ra thì kháng sinh có thể có tác dụng.
Tuy nhiên nếu bé sốt vì những nguyên nhân khác thì kháng sinh không làm cơn sốt dai dẳng của bé ngắt được mà còn gây hại cho chúng.
Cho bé uống thuốc hạ sốt không đúng liều, đúng loại, cũng là sai lầm khiến bé khó cắt sốt. Theo các bác sĩ Nhi khoa, thuốc hạ sốt nếu uống không đủ liều thì bé khó có thể cắt sốt và rất dễ nhờn thuốc.
Ủ ấm con quá kỹ cũng là sai lầm của mẹ, khiến bé sốt cao dai dẳng không ngắt. Trẻ bị sốt nếu muốn hạ sốt nhanh cần cho mặc thoáng, được lau mát kịp thời.
Khi bạn ủ quá kĩ thân nhiệt của bé tăng cao sẽ không tỏa nhiệt ra được và khó hạ sốt. Ủ quá kĩ còn có thể làm bé dễ bị co giật vì sốt quá cao.
Không bù nước bù điện giả cho bé: Sốt cao kéo dài thường gây mất nước, muối cơ thể. Tình trạng này làm máu bị cô đặc lại, huyết áp hạ xuống, máu khó đi đến các cơ phận, tim đập nhanh lên để bù. Sự mất muối và nước làm mất cân bằng điện giải, gây nhiều hệ lụy khác ở tế bào, ở các tổ chức cơ quan trong cơ thể.
Nếu mẹ không bù nước, điện giải cho bé kịp thời có thể khiến cơn sốt của bé trở nên trầm trọng, khó cắt sốt và sức khỏe yếu ớt hơn.
Sờ trán đo nhiệt độ của con cũng khiến việc chăm sóc bé sốt càng khó khăn hơn. Cách xác định con sốt như trên là hoàn toàn không chính xác. Để biết bé sốt cao hay thấp, bao nhiêu độ bạn hãy sử dụng nhiệt kế để đo.
Trẻ chỉ được gọi là sốt khi nhiệt kế có các chỉ số: Nhiệt độ trong hậu môn cao hơn 38 độ C, nhiệt độ ở miệng cao hơn 37,8 độ C, nhiệt độ ở nách cao hơn 37,5 độ C.