"Nắng tháng 8, rám trái bòng", và thời điểm này cũng chính là mùa ngon nhất của bưởi. Đây là hoa quả giàu vitamin C có nhiều công dụng vượt trội đối với sức khỏe được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nếu bạn ăn bưởi sai cách hoàn toàn có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn. Ảnh: Vcg.Cho đến nay, đã có những nghiên cứu cho thấy bưởi có thể tương tác với gần 100 loại thuốc. Đối với những bệnh thông thường, bệnh mãn tính, bệnh hiểm nghèo khi uống thuốc cần thận trọng khi ăn bưởi. Ảnh: Vcg.Bưởi có chứa các hoạt chất khác có thể gây ức chế hoạt động chuyển hóa của enzyme trong cơ thể. Từ đó, làm ảnh hưởng đến sự trao đổi chất và bài tiết của thuốc. Điều này có thể gây ra hiện tượng một số lượng lớn thuốc được tích tục lại bên trong cơ thể gây phản ứng bất lợi, thậm chí gây ngộ độc. Ảnh: nipic.Gia tăng tác dụng của thuốc hạ huyết áp: Bưởi giàu chất kali, bản thân nó có tác dụng hạ huyết áp. Vì thế, khi đã uống thuốc hạ huyết áp không nên ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi nếu không huyết áp sẽ giảm mạnh khiến bạn cảm thấy chóng mặt, run rẩy, mệt mỏi, trầm trọng có thể gây đau thắt lồng ngực, nhồi máu cơ tim hoặc đột qụy. Ảnh: taizhou.Tăng nguy cơ tổn thương gan và cơ: Khi uống các thuốc hạ mỡ máu không nên dùng bưởi bởi sẽ khiến thuốc tích tụ trong cơ thể, không bài tiết được ra ngoài, làm tăng tổn thương gan, và các phản ứng phụ khác, thậm chí có thể gây suy thận cấp. Ảnh:e0575.Tăng tác dụng phụ khi uống thuốc ngủ: Bưởi sẽ trì hoãn việc bài tiết chất diazepam, midazolam có trong thuốc ngủ sẽ khiến bạn chóng mặt và buồn ngủ hơn. Sau khi ngủ dậy vẫn có thể gặp các triệu chứng như như chóng mặt, hoa mắt... Ảnh: wadongxi.Vô hiệu hóa thuốc tránh thai: Bưởi sẽ làm hỏng tác dụng của thuốc tránh thai vì thế cần lưu ý. Ảnh: baidu.Gây chóng mặt khi uống thuốc dị ứng: Nếu bạn đã uống thuốc dị ứng thì không nên ăn bưởi vì có thể sẽ gặp phải phản ứng phụ không mong muốn như chóng mặt, đánh trống ngực, loạn nhịp và các triệu chứng khác. Ảnh: nipic.Khi sử dụng các thuốc Cyclosporine gây ức chế miễn dịch, thuốc lợi tiểu... cũng không nên ăn bưởi để tránh bị tăng nồng độ thuốc trong máu hoặc sẽ gặp phải các phản ứng phụ không mong muốn. Ảnh: nipic.Ngoài ra, còn có rất nhiều các loại thuốc sau khi uống vào không nên ăn bưởi vì trong vài ngày kế tiếp có thể gây trở ngại cho sự hấp thu thuốc của cơ thể. Ảnh: shuiguozidian.Vì thế, khi dùng các loại thuốc kể trên nên thận trọng khi ăn các món hoặc các chế phẩm có thành phần từ bưởi để tránh tương tác gây nên phản ứng phụ nguy hiểm hoặc vô hiệu hóa công dụng của thuốc. Ảnh: nipic.
"Nắng tháng 8, rám trái bòng", và thời điểm này cũng chính là mùa ngon nhất của bưởi. Đây là hoa quả giàu vitamin C có nhiều công dụng vượt trội đối với sức khỏe được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nếu bạn ăn bưởi sai cách hoàn toàn có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn. Ảnh: Vcg.
Cho đến nay, đã có những nghiên cứu cho thấy bưởi có thể tương tác với gần 100 loại thuốc. Đối với những bệnh thông thường, bệnh mãn tính, bệnh hiểm nghèo khi uống thuốc cần thận trọng khi ăn bưởi. Ảnh: Vcg.
Bưởi có chứa các hoạt chất khác có thể gây ức chế hoạt động chuyển hóa của enzyme trong cơ thể. Từ đó, làm ảnh hưởng đến sự trao đổi chất và bài tiết của thuốc. Điều này có thể gây ra hiện tượng một số lượng lớn thuốc được tích tục lại bên trong cơ thể gây phản ứng bất lợi, thậm chí gây ngộ độc. Ảnh: nipic.
Gia tăng tác dụng của thuốc hạ huyết áp: Bưởi giàu chất kali, bản thân nó có tác dụng hạ huyết áp. Vì thế, khi đã uống thuốc hạ huyết áp không nên ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi nếu không huyết áp sẽ giảm mạnh khiến bạn cảm thấy chóng mặt, run rẩy, mệt mỏi, trầm trọng có thể gây đau thắt lồng ngực, nhồi máu cơ tim hoặc đột qụy. Ảnh: taizhou.
Tăng nguy cơ tổn thương gan và cơ: Khi uống các thuốc hạ mỡ máu không nên dùng bưởi bởi sẽ khiến thuốc tích tụ trong cơ thể, không bài tiết được ra ngoài, làm tăng tổn thương gan, và các phản ứng phụ khác, thậm chí có thể gây suy thận cấp. Ảnh:e0575.
Tăng tác dụng phụ khi uống thuốc ngủ: Bưởi sẽ trì hoãn việc bài tiết chất diazepam, midazolam có trong thuốc ngủ sẽ khiến bạn chóng mặt và buồn ngủ hơn. Sau khi ngủ dậy vẫn có thể gặp các triệu chứng như như chóng mặt, hoa mắt... Ảnh: wadongxi.
Vô hiệu hóa thuốc tránh thai: Bưởi sẽ làm hỏng tác dụng của thuốc tránh thai vì thế cần lưu ý. Ảnh: baidu.
Gây chóng mặt khi uống thuốc dị ứng: Nếu bạn đã uống thuốc dị ứng thì không nên ăn bưởi vì có thể sẽ gặp phải phản ứng phụ không mong muốn như chóng mặt, đánh trống ngực, loạn nhịp và các triệu chứng khác. Ảnh: nipic.
Khi sử dụng các thuốc Cyclosporine gây ức chế miễn dịch, thuốc lợi tiểu... cũng không nên ăn bưởi để tránh bị tăng nồng độ thuốc trong máu hoặc sẽ gặp phải các phản ứng phụ không mong muốn. Ảnh: nipic.
Ngoài ra, còn có rất nhiều các loại thuốc sau khi uống vào không nên ăn bưởi vì trong vài ngày kế tiếp có thể gây trở ngại cho sự hấp thu thuốc của cơ thể. Ảnh: shuiguozidian.
Vì thế, khi dùng các loại thuốc kể trên nên thận trọng khi ăn các món hoặc các chế phẩm có thành phần từ bưởi để tránh tương tác gây nên phản ứng phụ nguy hiểm hoặc vô hiệu hóa công dụng của thuốc. Ảnh: nipic.