Trong 9 năm qua, Om Hussein là lao động chính trong gia đình và bây giờ bà đã quá mệt mỏi đến không còn sức để tiếp tục làm việc kiếm tiền mua thuốc men, chi cho con cái và thực phẩm.
Trước đây, gia đình Om Hussein sống tạm bợ trong một căn nhà thuê chỉ có 1 phòng ở phía đông thủ đô Baghdad của Iraq. Nhưng, cách đây vài tháng căn nhà xiêu vẹo đã sập đổ và gia đình bà đang phải sống nương tựa vào bạn bè và người thân.
Ali cho biết thêm: “Tôi làm bất cứ công việc gì miễn là kiếm được tiền. Mổ thịt, lao công hay thu gom rác. Tôi không ăn xin. Tôi cùng đứa con trai nhặt bánh mì rơi rớt ngoài đường để ăn”. Do đói nghèo hành hạ mà Om Hussein quyết định hy sinh bản thân. Bà kể: “Tôi quyết định bán thận vì không còn kiếm được tiền nuôi gia đình”.
|
Ali Hussein. |
Hai vợ chồng tiếp xúc với một người kinh doanh nội tạng người bất hợp pháp để bán thận của họ, nhưng các xét nghiệm ban đầu cho thấy cơ quan của họ không đủ tiêu chuẩn để cấy ghép cho bệnh nhân.
Tình trạng nghèo đói không lối thoát hiện nay dẫn đến sự bùng phát hiện tượng buôn bán phi pháp thận cũng như mọi cơ quan nội tạng khác ở Baghdad. Khoảng 22,5% trong gần 30 triệu dân Iraq đang sống trong cảnh nghèo khốn – theo số liệu thống kê năm 2014 của Ngân hàng Thế giới (WB) - khiến cho nước này trở thành trung tâm mua bán nội tạng người ở Trung Đông. Giá một quả thận là 10.000 USD.
Luật sư nhân quyền Firas al-Bayati phân tích: “Hiện tượng lan rộng đến mức chính quyền không thể kiểm soát nổi. Trong 3 tháng qua, cá nhân tôi đã giải quyết vụ việc 12 người bị bắt giữ vì bán thận. Nghèo khổ là nguyên nhân cho hành động của họ”. Hãy thử hình dung: một người cha thất nghiệp không có bất cứ nguồn thu nhập nào để nuôi con nên đành phải hy sinh bản thân. Tôi coi anh ta là nạn nhân cần được bảo vệ”.
Năm 2012, chính quyền Iraq thông qua luật mới chống nạn buôn người và cơ quan người. Theo đó, chỉ có những người thân trong gia đình mới được phép hiến tặng cơ quan cho thành viên khác và phải có sự đồng thuận hai bên. Do đó, bọn buôn lậu thường phải làm giả mọi thứ giấy tờ cần thiết chứng minh người bán và người mua nội tạng có mối quan hệ thân thích. Hình phạt là từ 3 năm tù đến tử hình và các thẩm phán sẽ không coi nghèo khổ là lý lẽ bào chữa cho những vụ mua bán trái phép như thế. Tuy nhiên, sắp tới chính quyền Iraq sẽ phát hành loại thẻ căn cước sinh trắc học mới không thể làm giả được.
Mohammed, cùng với 10 người khác, bị giam trong nhà tù an ninh nghiêm ngặt ở Baghdad vì tội buôn lậu nội tạng người. Mohammed, người cha của 2 đứa con, thú nhận: “Ngay từ đầu, tôi không cảm thấy mình có tội. Tôi coi đó là hành động nhân đạo, nhưng sau vài tháng buôn bán nội tạng người tôi bắt đầu tự vấn lương tâm về đạo đức. Tôi vô cùng xót xa khi nhìn thấy người trẻ tuổi buôn lậu chỉ vì tiền”.
Mohammed bị bắt giữ ngay trước cổng bệnh viện công ở Baghdad hồi tháng 11/2015 sau khi mắc bẫy một cảnh sát giả dạng người cần mua thận để cấy ghép. Tuyệt đại đa số những ca cấy ghép nội tạng bất hợp pháp diễn ra kín đáo trong chuỗi bệnh viện tư nhân, chủ yếu trong vùng người Kurd ở Iraq. Thậm chí, trong bệnh viện công cũng có những ca cấy ghép nội tạng không tuân thủ đúng những quy định của pháp luật, song các bác sĩ phẫu thuật không thể nắm rõ hết mọi loại giấy tờ.
Rafed al-Akili, bác sĩ phẫu thuật Trung tâm Bệnh thận và Cấy ghép ở Baghdad, giải thích: “Trong một số trường hợp, chúng tôi cảm thấy nghi ngờ. Song, không vì thế mà ngưng phẫu thuật vì tính mạng bệnh nhân sẽ đe dọa”.
Tafkah Omar, nữ lãnh đạo ban pháp lý Ủy ban Nhân quyền Kurdistan ở Iraq, nhận xét: “Sự gia tăng số người di cư trong vùng người Kurd ở Iraq là nguyên nhân chính yếu dẫn đến hiện tượng buôn người và nội tạng người tăng theo. Người di cư nghèo khó nên sẵn sàng bán thận của mình hay của người thân để kiếm tiền cho những nhu cầu cơ bản nhất của họ”.
Omar tin rằng luật pháp về vấn đề này còn chưa đủ mạnh ở vùng người Kurd. Vùng Kurdistan ở Iraq – nơi có biên giới, nghị viện và hệ thống luật pháp riêng – cũng coi bán nội tạng là bất hợp pháp. Tuy nhiên, việc hiến tặng nội tạng, như là thận, là tự nguyện. Người hiến tặng phải trên 18 tuổi và đầy đủ sức khỏe. Nếu như phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ buôn bán nội tạng bất hợp pháp, bệnh viện sẽ ngưng can thiệp ngoại khoa.
Mời quý độc giả xem video Những vụ bắt cóc trẻ em: