Rửa mũi cho trẻ bằng xi lanh: Bác sĩ nói gì?

Google News

Đoạn clip hướng dẫn cách rửa mũi cho trẻ bằng xi lanh được một người mẹ thực hiện rồi đăng trên mạng đang gây tranh cãi.

Mới đây, trên một số diễn đàn, mạng xã hội vừa chia sẻ một clip hướng dẫn cách rửa mũi cho trẻ bằng xi lanh.
Rua mui cho tre bang xi lanh: Bac si noi gi?
Status kèm clip rửa mũi cho con được một bà mẹ đăng tải hút nhiều lượt xem.
Clip này có thời lượng 48 giây, người phụ nữ một tay bế con còn tay kia sử dụng một ống xi lanh loại 10ml, đầu ống tiêm đã được “chế” gắn thêm phần đầu lọ nước muối sinh lý sau đó thực hiện động tác rửa mũi cho bé gái.
Khi dùng xi lanh xịt mạnh vào nước muối và vào lỗ mũi của bé gái thì ở phía bên trái, nước muối sinh lý kèm dịch nhầy, đờm dãi tắc trong khoang mũi tràn ra rất nhiều.
Rua mui cho tre bang xi lanh: Bac si noi gi?-Hinh-2
Rửa mũi cho trẻ bằng xi lanh gây nhiều tranh cãi (Ảnh minh họa). 
Đoạn clip này được đăng tải trên mạng xã hội đã nhanh chóng hút hơn 5 triệu lượt xem và hàng chục ngàn lượt chia sẻ từ cộng đồng mạng.
Bên cạnh đó, trên mạng xã hội cũng xuất hiện nhiều ý kiến tranh luận trái chiều về cách rửa mũi cho trẻ nhỏ như trên.
Nhiều bà mẹ lo ngại về sự an toàn khi dùng xi lanh rửa mũi cho con. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho biết đây là cách rửa mũi an toàn và đúng vì nó rất hiệu quả.
Trước những thắc mắc, băn khoăn của cộng đồng mạng, trả lời trên tờ Khám Phá, Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP. HCM cho biết: “Việc rửa mũi trẻ như trong đoạn clip là không nên bởi dễ gây sặc và sang chấn tâm lý cho trẻ nhỏ”.
Đồng thời, trước nhiều bình luận của cư dân mạng cho rằng “khi học Y cũng được hướng dẫn làm như vậy”, bác sĩ Khanh thừa nhận, thủ thuật này là cách thực hiện động tác lấy đờm đông ở phế quản. Tuy nhiên “Việc này chỉ được thực hiện với thao tác chuyên nghiệp và dụng cụ phải hấp tiệt trùng”.
Cũng ngay sau đó, trên fanpage Hỏi bác sĩ nhi đồng được bác sĩ Trương Hữu Khanh lập ra cũng đăng tải những giải đáp của bác sĩ về sự lo lắng của các bậc phụ huynh khi rửa mũi cho trẻ trong những ngày qua.
Theo bác sĩ Khanh thì không nên tự thực hiện việc hút mũi, bơm rửa cho trẻ bởi:
- Áp lực không thể chính xác, nếu mạnh quá gây tổn thương niêm mạc
- Phản xạ nuốt của bé còn yếu bơm nhanh có thể làm bé sặc vào phổi (sặc thì biết hậu quả rồi)
- Dụng cụ không thể vô trùng, ống bơm rửa không thể sạch bằng các cách rửa thông thường, tai bệnh viện muốn hút đàm từ mũi là phải dùng dụng cụ vô trùng
- Các động tác thô bạo có thể làm bé sang chấn tâm lý, mai mốt đưa gì vào mặt cũng hoảng lên.
Rua mui cho tre bang xi lanh: Bac si noi gi?-Hinh-3
 

Rua mui cho tre bang xi lanh: Bac si noi gi?-Hinh-4
Lời tư vấn trên page "Hỏi bác sĩ nhi đồng" tiếp tục thu hút sự quan tâm. 

Ngoài ra, bác sĩ Khanh cũng đưa ra lời khuyên phụ huynh các chăm sóc trẻ tại nhà khi bị sổ mũi, “Nhỏ mũi, làm bấc sâu kèn, bôi dầu lòng bàn chân coi lại phòng có nóng, bí hay có lạnh không. Nếu nghẹt nhiều nhỏ 2-3 giọt làm bấc sâu kèn lấy ra xong nhỏ lại 1 giọt. Nên cho bé bú đủ”.
Để làm bấc sâu kèn, trả lời thêm trên tờ Khám Phá, bác sĩ Khanh cho biết: Lấy khăn giấy, loại giấy không dễ bở, cuốn 1 đầu to, một đầu nhỏ. Đầu nhỏ cỡ nào tùy mũi bé, để nhẹ đầu nhỏ vào mũi, nước mũi sẽ ngấm vào giấy rồi kéo nhẹ ra.
Hiện những tư vấn của bác sĩ Khanh cũng như đoạn clip trên vẫn đang thu hút nhiều lượt xem từ cộng đồng mạng.
Theo Người đưa tin

Bình luận(0)