Tác dụng của nho khô với mẹ bầu. Tốt cho răng: Nho khô có chứa axit oleanolic, giúp bảo vệ bà bầu khỏi các vấn đề về răng miệng như sâu răng, hôi miệng do vi khuẩn, chảy máu nướu răng,... (Ảnh: Organic Facts)Giúp sản sinh các tế bào máu: Trong thời kỳ bầu bí, phụ nữ có xu hướng gặp phải tình trạng thiếu máu do phải cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Nho khô có chứa phức hợp vitamin B, sắt cũng như một số khoáng chất giúp làm tăng hàm lượng haemoglobin trong cơ thể, ngăn ngừa thiếu máu, mệt mỏi… (Ảnh: The Spruce)Hỗ trợ khi gặp tiểu đường thai kỳ: Giá trị dinh dưỡng của nho khô rất cao. Nó chứa nhiều chất xơ, có nhiều dinh dưỡng và các chất khoáng, bên cạnh đó cũng chứa cả glucose. Sử dụng điều độ nho khô sẽ giúp hỗ trợ tốt các mẹ bầu đang mắc phải tình trạng này. (Ảnh: Picture Britain)Phòng tránh ung thư: Các chất chống oxy hoá có trong nho khô giúp vô hiệu hoá các gốc tự do có trong cơ thể. Các gốc tự do này chính là nguyên nhân gây ung thư và nhiều loại bệnh tật nguy hiểm khác. (Ảnh: TIFO)Cải thiện tình trạng táo bón: Nho khô giàu chất xơ, các chất này khi gặp nước sẽ phồng lên, làm mềm và tăng lượng chất thải giúp hệ tiêu hoá dễ dàng thải ra khỏi cơ thể. Đây chính là một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên, có hiệu quả trong việc điều trị những vấn đề thường gặp nhất khi bị táo bón trong lúc mang thai. (Ảnh: Gerbs)Hỗ trợ tiêu hoá: Nhờ việc giúp hệ tiêu hoá dễ dàng “tống khứ” các chất thải ra khỏi cơ thể, nho khô cũng góp phần giúp làm sạch đường tiêu hoá. Đồng thời, làm tăng nhu cầu ăn uống của phụ nữ mang thai, giúp đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể trong thời kỳ quan trọng. (Ảnh: The Spruce)Hàm lượng magiê và kali của nho khô cũng giúp làm giảm nồng độ axit, hỗ trợ quá trình tiêu hoá, giải độc gan, ngăn ngừa sỏi thận và các bệnh tim mạch. (Ảnh: SHK)Cung cấp năng lượng: Nho khô chứa nhiều fuctose và glucose giúp hấp thụ các vitamin cần thiết trong thức ăn và chuyển hoá chúng thành năng lượng giúp bà bầu có thể sẵn sàng đối diện với những thay đổi và nhu cầu từ cơ thể. (Ảnh: The Spruce)Bên cạnh đó, nho khô cũng giúp cải thiện hệ miễn dịch, gia tăng sức khoẻ thể chất trong quá trình chuyển dạ và sinh con. (Ảnh: Serious Eats)Tác dụng của nho khô với thai nhi. Tăng cường thị lực: Mẹ ăn nho khô trong thời kì mang bầu giúp bào thai đang phát triển có được thị lực tốt hơn nhờ các chất dinh dưỡng polyphenol và chất chống oxy hoá. (Ảnh: Calranch)Bên cạnh đó, nho khô cũng giúp giảm nguy cơ phát triển các dị tật bẩm sinh ở thai nhi, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến mắt. (Ảnh: The Spruce)Giúp con cứng cáp chắc xương: Nho khô chứa rất nhiều canxi và sắt. Ăn nho khô khi mang bầu giúp bào thai có xương chắc khoẻ hơn. (Ảnh: CCP)Ăn nhiều nho khô có tốt không? Câu trả lời là không nên lạm dụng nó. Cơ thể mỗi người là khác nhau. Đặc biệt là trong thai kỳ, cơ thể mẹ bầu lại có những thay đổi liên tục. Vì thế, hãy tham khảo bác sĩ để có thể tận dụng được hiệu quả nhất các lợi ích của nho khô. (Ảnh: HGTV)
Tác dụng của nho khô với mẹ bầu. Tốt cho răng: Nho khô có chứa axit oleanolic, giúp bảo vệ bà bầu khỏi các vấn đề về răng miệng như sâu răng, hôi miệng do vi khuẩn, chảy máu nướu răng,... (Ảnh: Organic Facts)
Giúp sản sinh các tế bào máu: Trong thời kỳ bầu bí, phụ nữ có xu hướng gặp phải tình trạng thiếu máu do phải cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Nho khô có chứa phức hợp vitamin B, sắt cũng như một số khoáng chất giúp làm tăng hàm lượng haemoglobin trong cơ thể, ngăn ngừa thiếu máu, mệt mỏi… (Ảnh: The Spruce)
Hỗ trợ khi gặp tiểu đường thai kỳ: Giá trị dinh dưỡng của nho khô rất cao. Nó chứa nhiều chất xơ, có nhiều dinh dưỡng và các chất khoáng, bên cạnh đó cũng chứa cả glucose. Sử dụng điều độ nho khô sẽ giúp hỗ trợ tốt các mẹ bầu đang mắc phải tình trạng này. (Ảnh: Picture Britain)
Phòng tránh ung thư: Các chất chống oxy hoá có trong nho khô giúp vô hiệu hoá các gốc tự do có trong cơ thể. Các gốc tự do này chính là nguyên nhân gây ung thư và nhiều loại bệnh tật nguy hiểm khác. (Ảnh: TIFO)
Cải thiện tình trạng táo bón: Nho khô giàu chất xơ, các chất này khi gặp nước sẽ phồng lên, làm mềm và tăng lượng chất thải giúp hệ tiêu hoá dễ dàng thải ra khỏi cơ thể. Đây chính là một loại thuốc nhuận tràng tự nhiên, có hiệu quả trong việc điều trị những vấn đề thường gặp nhất khi bị táo bón trong lúc mang thai. (Ảnh: Gerbs)
Hỗ trợ tiêu hoá: Nhờ việc giúp hệ tiêu hoá dễ dàng “tống khứ” các chất thải ra khỏi cơ thể, nho khô cũng góp phần giúp làm sạch đường tiêu hoá. Đồng thời, làm tăng nhu cầu ăn uống của phụ nữ mang thai, giúp đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể trong thời kỳ quan trọng. (Ảnh: The Spruce)
Hàm lượng magiê và kali của nho khô cũng giúp làm giảm nồng độ axit, hỗ trợ quá trình tiêu hoá, giải độc gan, ngăn ngừa sỏi thận và các bệnh tim mạch. (Ảnh: SHK)
Cung cấp năng lượng: Nho khô chứa nhiều fuctose và glucose giúp hấp thụ các vitamin cần thiết trong thức ăn và chuyển hoá chúng thành năng lượng giúp bà bầu có thể sẵn sàng đối diện với những thay đổi và nhu cầu từ cơ thể. (Ảnh: The Spruce)
Bên cạnh đó, nho khô cũng giúp cải thiện hệ miễn dịch, gia tăng sức khoẻ thể chất trong quá trình chuyển dạ và sinh con. (Ảnh: Serious Eats)
Tác dụng của nho khô với thai nhi. Tăng cường thị lực: Mẹ ăn nho khô trong thời kì mang bầu giúp bào thai đang phát triển có được thị lực tốt hơn nhờ các chất dinh dưỡng polyphenol và chất chống oxy hoá. (Ảnh: Calranch)
Bên cạnh đó, nho khô cũng giúp giảm nguy cơ phát triển các dị tật bẩm sinh ở thai nhi, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến mắt. (Ảnh: The Spruce)
Giúp con cứng cáp chắc xương: Nho khô chứa rất nhiều canxi và sắt. Ăn nho khô khi mang bầu giúp bào thai có xương chắc khoẻ hơn. (Ảnh: CCP)
Ăn nhiều nho khô có tốt không? Câu trả lời là không nên lạm dụng nó. Cơ thể mỗi người là khác nhau. Đặc biệt là trong thai kỳ, cơ thể mẹ bầu lại có những thay đổi liên tục. Vì thế, hãy tham khảo bác sĩ để có thể tận dụng được hiệu quả nhất các lợi ích của nho khô. (Ảnh: HGTV)