Bát trân cao hay còn gọi là bánh bát trân. Đây được mệnh danh là bánh dưỡng sinh đệ nhất ngàn năm của Trung Quốc bởi công hiệu thần kỳ của nó đối với sức khỏe đã được ghi nhận từ lâu đời. Sở dĩ bánh này có tên gọi như vậy là vì nó được làm từ 8 nguyên liệu quý gồm: đẳng sâm (hoặc dùng nhân sâm thay thế), bạch truật, phục linh, y dĩ, hạt sen, hạt đậu ván trắng, củ mài. Ảnh: wuzhongzx.Tương truyền, đây là phương thuốc gia truyền của ngự y Trần Thực Công thời nhà Minh. Cả đời ông luôn chú trọng bảo vệ dạ dày nên ông đã sống khỏe mạnh và thọ hơn 80 tuổi và đây là điều cực hiếm có thời cổ đại. Ảnh: guoaitang.Cũng chính vì tác dụng thần kỳ của món bánh này với sức khỏe mà dần dần nó trở thành tuyệt chiêu dưỡng sinh trong hoàng cung. Ảnh: yododo.Đến triều Thanh, món bánh này được dùng rộng rãi như một liệu pháp dưỡng sinh hoàn hảo trong cung. Kể từ năm thứ 40 Càn Long trở đi, hoàng đế, hoàng hậu, phi tần, hoàng thân cốt thích, vương công đại thần đều tin dùng. Ảnh: 163.Lão Phật gia Từ Hy thái hậu cũng vô cùng yêu thích món bánh này chỉ có điều ngự thiện phòng đã biến tấu thêm bớt vài nguyên liệu cho hợp với khẩu vị của Từ Hy. Ảnh: douguo.Đây cũng là món bánh hoàng đế Càn Long đặc biệt yêu thích, trong sử sách ghi chép từ 50 tuổi trở đi, hoàng đế Càn Long dùng đều đặn món bánh này để bảo vệ sức khỏe. Ảnh: sina.Công dụng chủ yếu của loại bánh dưỡng sinh này là bổ khí cho tỳ vị ( tức dạ dày và lá lách). Theo Đông Y, y dĩ có tác dụng kiện tỳ, khai vị, bổ trung, khứ thấp. Hạt súng bổ tỳ tiêu đờm, dưỡng âm, ích thận. Hạt đậu ván trắng ích khí, bổ thận, kiện vị. Hạt sen kiện tỳ, bổ tâm, ích khí, kiện trí, cường gân cốt, bổ hư tổn, ích cho đường ruột. Ảnh: xiachufan.Củ mài kiện tỳ vị, ích phổi thận, bổ hư tổn. Đẳng sâm bổ trung, ích khí, kiện tỳ, ích khí, ích phổi. Phục linh kiện tỳ, bổ trung, an tâm, an thần còn bạch truật thì kiện tỳ, ích khí. Những nguyên liệu này khi kết hợp với nhau đã tạo thành món bánh dưỡng sinh tuyệt vời. Ảnh: bilibili.Từ góc độ của y học hiện đại, đẳng sâm, và phục linh đều có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, thích hợp với người thể chất suy nhược, có thể thúc đẩy sự phục hồi chức năng của dạ dày và lá lách, đồng thời bảo vệ thận, phổi đề phòng các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp. Ảnh: 19lou.Bạn hoàn toàn có thể tự tay chế biến món bánh dưỡng sinh hoàn hảo theo công thức sau đây. Nguyên liệu: Củ mài, hạt đậu ván trắng mỗi loại 10g, y dĩ, hạt sen ( bỏ tâm sen), đẳng sâm (hoặc dùng nhân sâm thay thế), bạch truật, hạt súng, phục linh mỗi loại 25g, 200g bột gạo nếp, 30g đường trắng hoặc đường phèn.Ảnh: duitang.Cách làm: Cho 8 nguyên liệu trên vào chảo xao vàng nghiền nhỏ rây thành bột mịn. Cho hỗn hợp bột này cùng bột gạo nếp vào thố trộn đều. Đường đun sôi cho tan, đợi nước đường nguội vợi rồi từ từ đổ vào bột, vừa đổ nước đường vừa trộn đều khi bột nhào mịn vừa tay như làm bánh thông thường thì đậy vải ủ thêm 30 phút nữa. Ảnh: sina.Sau khi bột đã nở đều, bạn có thể nặn bánh tạo hình cho bánh theo ý muốn rồi cho lên nồi hấp khoảng 30 phút là chín. Ảnh: sina.Ăn trước bữa ăn 30-60 phút chính là thời điểm thích hợp nhất vì lúc này dạ dày đang rỗng, bánh bát trân có thể tiếp xúc trực tiếp được với niêm mạc dạ dày và nhanh chóng đi qua dạ dày xuống đến ruột, như vậy sẽ càng tốt cho sức khỏe. Ảnh: sina.com.
Bát trân cao hay còn gọi là bánh bát trân. Đây được mệnh danh là bánh dưỡng sinh đệ nhất ngàn năm của Trung Quốc bởi công hiệu thần kỳ của nó đối với sức khỏe đã được ghi nhận từ lâu đời. Sở dĩ bánh này có tên gọi như vậy là vì nó được làm từ 8 nguyên liệu quý gồm: đẳng sâm (hoặc dùng nhân sâm thay thế), bạch truật, phục linh, y dĩ, hạt sen, hạt đậu ván trắng, củ mài. Ảnh: wuzhongzx.
Tương truyền, đây là phương thuốc gia truyền của ngự y Trần Thực Công thời nhà Minh. Cả đời ông luôn chú trọng bảo vệ dạ dày nên ông đã sống khỏe mạnh và thọ hơn 80 tuổi và đây là điều cực hiếm có thời cổ đại. Ảnh: guoaitang.
Cũng chính vì tác dụng thần kỳ của món bánh này với sức khỏe mà dần dần nó trở thành tuyệt chiêu dưỡng sinh trong hoàng cung. Ảnh: yododo.
Đến triều Thanh, món bánh này được dùng rộng rãi như một liệu pháp dưỡng sinh hoàn hảo trong cung. Kể từ năm thứ 40 Càn Long trở đi, hoàng đế, hoàng hậu, phi tần, hoàng thân cốt thích, vương công đại thần đều tin dùng. Ảnh: 163.
Lão Phật gia Từ Hy thái hậu cũng vô cùng yêu thích món bánh này chỉ có điều ngự thiện phòng đã biến tấu thêm bớt vài nguyên liệu cho hợp với khẩu vị của Từ Hy. Ảnh: douguo.
Đây cũng là món bánh hoàng đế Càn Long đặc biệt yêu thích, trong sử sách ghi chép từ 50 tuổi trở đi, hoàng đế Càn Long dùng đều đặn món bánh này để bảo vệ sức khỏe. Ảnh: sina.
Công dụng chủ yếu của loại bánh dưỡng sinh này là bổ khí cho tỳ vị ( tức dạ dày và lá lách). Theo Đông Y, y dĩ có tác dụng kiện tỳ, khai vị, bổ trung, khứ thấp. Hạt súng bổ tỳ tiêu đờm, dưỡng âm, ích thận. Hạt đậu ván trắng ích khí, bổ thận, kiện vị. Hạt sen kiện tỳ, bổ tâm, ích khí, kiện trí, cường gân cốt, bổ hư tổn, ích cho đường ruột. Ảnh: xiachufan.
Củ mài kiện tỳ vị, ích phổi thận, bổ hư tổn. Đẳng sâm bổ trung, ích khí, kiện tỳ, ích khí, ích phổi. Phục linh kiện tỳ, bổ trung, an tâm, an thần còn bạch truật thì kiện tỳ, ích khí. Những nguyên liệu này khi kết hợp với nhau đã tạo thành món bánh dưỡng sinh tuyệt vời. Ảnh: bilibili.
Từ góc độ của y học hiện đại, đẳng sâm, và phục linh đều có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, thích hợp với người thể chất suy nhược, có thể thúc đẩy sự phục hồi chức năng của dạ dày và lá lách, đồng thời bảo vệ thận, phổi đề phòng các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp. Ảnh: 19lou.
Bạn hoàn toàn có thể tự tay chế biến món bánh dưỡng sinh hoàn hảo theo công thức sau đây. Nguyên liệu: Củ mài, hạt đậu ván trắng mỗi loại 10g, y dĩ, hạt sen ( bỏ tâm sen), đẳng sâm (hoặc dùng nhân sâm thay thế), bạch truật, hạt súng, phục linh mỗi loại 25g, 200g bột gạo nếp, 30g đường trắng hoặc đường phèn.Ảnh: duitang.
Cách làm: Cho 8 nguyên liệu trên vào chảo xao vàng nghiền nhỏ rây thành bột mịn. Cho hỗn hợp bột này cùng bột gạo nếp vào thố trộn đều. Đường đun sôi cho tan, đợi nước đường nguội vợi rồi từ từ đổ vào bột, vừa đổ nước đường vừa trộn đều khi bột nhào mịn vừa tay như làm bánh thông thường thì đậy vải ủ thêm 30 phút nữa. Ảnh: sina.
Sau khi bột đã nở đều, bạn có thể nặn bánh tạo hình cho bánh theo ý muốn rồi cho lên nồi hấp khoảng 30 phút là chín. Ảnh: sina.
Ăn trước bữa ăn 30-60 phút chính là thời điểm thích hợp nhất vì lúc này dạ dày đang rỗng, bánh bát trân có thể tiếp xúc trực tiếp được với niêm mạc dạ dày và nhanh chóng đi qua dạ dày xuống đến ruột, như vậy sẽ càng tốt cho sức khỏe. Ảnh: sina.com.